Gieo xu lập quẻ

No Time
Hay thì chia sẻ:

I- GIEO XU LẬP QUẺ

Phương pháp lấy quẻ bằng ba đồng xu được cho là do nhà nghiên cứu Dịch lý nổi tiếng Kinh Phòng thời Tây Hán đề xướng. Phương pháp này dần thay thế phép Bói cỏ thi nhờ sự nhanh gọn hơn, tiện lợi hơn và đơn giản hơn. Tuy nhiên, để gieo được một quẻ Dịch đúng bạn cần có một sự chuẩn bị tốt về cả thể chất và tinh thần, cũng như nắm vững các thao tác.

1 – Chuẩn bị công cụ lập quẻ

Công cụ quan trọng nhất là ba đồng tiền xu. Có người bảo cần phải có tiền xu cổ, thậm chí phải đúng tiền xu thời nhà Thanh, tôi cho đó là điều không cần thiết. Phương pháp này có từ hai nghìn năm nay, trong khi nhà Thanh cai trị Trung Quốc từ vài trăm năm trước. Vậy trước đó người ta dùng xu thời khác không đúng? Chắc chắn là không phải thế. Bản chất của việc dùng ba đồng xu là việc mô tả lại 3 hào trong Bát quái, cũng như mô tả tỉ lệ xuất hiện của Thái Âm (hào âm động), Thái Dương (hào dương động), Thiếu Âm (hào âm tĩnh), Thiếu Dương (hào dương tĩnh) theo xác suất 1/1/3/3. Chúng ta chỉ cần có 3 đồng xu, không quan trọng mới, cũ, không quan trọng thời kỳ nào, miễn là hình tròn, to nhỏ vừa phải, dễ sử dụng. Với bạn mới học đi mua xu, thì hãy chọn những đồng xu cân đối, tung thử lên vài lần, tỉ lệ ra hai mặt đều nhau là có thể dùng được.

Một cái đĩa to. Để gieo quẻ thuận tiện thì nếu có thể bạn nên chuẩn bị một chiếc đĩa sứ to, gieo xu lên trên đó sẽ không bị bắn tung tóe. Nếu không có đĩa thì cũng có thể gieo trên mặt bàn, hoặc mặt phẳng nào đó, nhiều người cho rằng không nên gieo trên kim loại sẽ làm mất đi năng lượng trên sinh học người gieo truyền lên đó. Cũng có thể điều này đúng.

Quy ước âm, dương. Trên mỗi đồng tiền xu thì thường sẽ có một mặt Số – ghi giá trị động tiền, thường được quy ước là mặt Dương. Và một mặt chữ, ghi niên đại của đồng tiền, hoặc quốc huy đất nước sản xuất, hoặc hình ảnh của 1 vị tổng thống, vua chúa, mặt này quy ước là mặt Âm. Mỗi lần gieo cả 3 đồng tiền, bạn phải nhớ một quy ước quan trọng về kết quả:

Hai mặt Dương, một mặt Âm được tính là Âm. Ký hiệu một vạch đứt.
Hai mặt Âm, một mặt Dương được tính là Dương. Ký hiệu một vạch liền.
Ba mặt đều Âm, được tính là Âm động. Ký hiệu một vạch đứt và bạn nên đánh dấu X hoặc dấu * bên cạnh.
Ba mặt đều Dương, được tính là Dương động. Ký hiệu một vạch đứt và bạn nên đánh dấu X hoặc dấu * bên cạnh.
Giấy, bút để ghi kết quả. Bạn nên đánh dấu từ trên xuống dưới 6 mục, ghi từ 6 đến 1, kết quả mỗi lần gieo sẽ được ghi ở đó. Lần thứ nhất được hào 1, ghi ở mục lần 1, vị trí thấp nhất, cứ như thế đến lần sáu. Bạn ghi lại kết quả như theo hình minh họa dưới đây:

gieo xu lập quẻ

2 – Thao tác gieo quẻ

Sách nói: “phải thành tâm” nhưng thế nào là thành tâm? Làm thế nào để biết được thành tâm hay không? Đó đều là khái niệm mơ hồ, dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mỗi người để giải thích. Tôi cũng có những kinh nghiệm riêng của mình, có thể chia sẻ tóm tắt như sau:

Đầu tiên, chúng ta cần một không gian yên tĩnh, người gieo quẻ nên cầm cả 3 đồng xu, đặt giữa 2 lòng bàn tay, tĩnh tâm, không nói cười huyên thuyên, không để người bên ngoài ảnh hưởng, suy nghĩ đến việc mình cần hỏi, hãy hiểu là cần suy nghĩ nghiêm túc, không cần nghĩ đến quá nhiều mà cố gắng làm chủ tâm tư của mình, cố giữ tâm tư ổn định, không để bị tình cảm chi phối. Cố gắng không ham muốn được hay mất, thành hay bại, không ước cầu, không hy vọng không sợ hãi, không lo lắng, chỉ đơn giản là suy nghĩ về việc cần hỏi theo cách muốn hiểu rõ hơn, thấy rõ hơn. Tưởng tượng mình đang đứng bên ngoài sự việc, đứng rất gần để thấy rõ nhưng không bị bất kỳ ảnh hưởng nào cả.

Khi đã chuẩn bị tâm thế xong, hãy úp bàn tay thành hình một quả cầu, đủ kín đáo không để tiền xu bị rơi ra, lòng tay đủ rộng để các động tiền đảo tự do trong tay bạn. Xóc đều, rồi thả lên trên đĩa, nếu đĩa rộng, hãy thả cao để 3 đồng tiển nảy đều trên đó. Mỗi lần gieo xong bạn lại ghi kết quả lên đĩa, vạch liền hoặc đứt, động hoặc không động.

3 – Một phương pháp đoán quẻ đơn giản dành cho người mới tiếp xúc

Bước 1: An quẻ. Sau khi hoàn thành xong 6 lần gieo, dựa vào kết quả bạn tra sách xem đó là quẻ gì? Động hào mấy? hoặc vào địa chỉ sau: https://tuvivietnam.vn/index.php chọn mục Quẻ Lục Hào, nhập thông số hào âm, dương, động tĩnh từ 1 đến 6. Phần mềm sẽ tự động an quẻ cho bạn, xác định quẻ gốc và quẻ biến.

Bước 2: Xem giải nghĩa tên quẻ và thoán từ. Bạn từ tìm các tài liệu liên quan, hoặc vẫn trên phần mềm lập quẻ dịch của diễn đàn tử vi Việt Nam, bạn nhìn xuống dưới sẽ thấy mục “Giải nghĩa”, “Thoán Từ”.

Ví dụ: Quẻ Lâm: – Giải nghĩa: “Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.”– Thoán từ: “lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 sẽ xấu.” Được quẻ này hiểu là đang được sự che chở, sự giám sát của người trên, hoặc mình đang (vì một lý do nào đó) chấp nhận làm cửa dưới.

Bước 3: Xem hào từ của hào động. Vẫn tiếp tục với quẻ tôi lấy làm ví dụ: Địa Trạch Lâm động hào 1 và hào 3. Ta lại tiếp tục tra hào từ của 2 hào động này, lưu ý, theo lệ thường chỉ xem hào động, hào tĩnh ít khi xem.

Hào 1 hay còn được gọi là hào sơ, hào dương còn được gọi là hào cửu (chín).

“Sơ cửu: Hàm lâm, trinh cát. Dịch: Hào 1, dương : Cùng tới, giữ chính đạo thì tốt. Giảng: Trong quẻ này chỉ có hai hào dương tới lấn bốn hào âm, cho nên hai hào dương phải hợp lực nhau cùng tới, mới chiến thắng được.” Hiểu là sự việc của mình đang có liên quan đến cả những người khác, phải liên kết với nhau thì mới tốt được.

“Lục tam: Cam lâm, vô du lợi; Kí ưu chi, cô cửu. Dịch: Hào 3 âm: Ngọt ngào (a dua) mà tới thì không có lợi; nhưng đã biết lo sửa tính thì không có lỗi nữa. Giảng: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính nên ví với bọn tiểu nhân, dùng lời ngọt ngào mà dụ dỗ hào 2.” Hiểu là sự việc của mình quan tâm đang bị dụ dỗ, lôi kéo với mục đích lợi dụng về sau. Phải tỉnh táo, khách quan mới tránh được sai lầm.

Không khó để lập một quẻ Dịch cho mình, cũng không khó để bạn tìm một vài gợi ý cho lời giải, các gợi ý dù trừu tượng nhưng cũng giống như một câu đố dân gian, sâu chuỗi các sự kiện sẽ khiến chúng ta thấy những lời giải thú vị. Dịch lý còn nhiều bí ẩn, mỗi lần quẻ đúng lại khiến chúng ta cảm thấy khó hiểu và kỳ diệu.

II – QUẺ CHỦ, QUẺ HỖ, QUẺ BIẾN

– Quẻ chủ là quẻ lập lên ban đầu, gọi là quẻ gốc, biểu thị cho công việc ở giai đoạn đầu.
– Quẻ biến là quẻ do quẻ chủ có hào động biến mà thành, biểu thị công việc ở giai đoạn cuối
– Quẻ hỗ là quẻ lập từ việc chọn các hào trong quẻ chủ theo 1 nguyên tắc quy định, biểu thị giai đoạn giữa của công việc.

– Trong chiêm đoán lấy quẻ thể làm quẻ chủ, quẻ dụng, quẻ hỗ, quẻ biến làm Ứng. Quẻ dụng quan trọng nhất, sau đó là quẻ hỗ, cuối cùng là quẻ biến. Quẻ hỗ chia ra quẻ hỗ của quẻ thể và quẻ hỗ của quẻ dụng. Nếu quẻ thể ở dưới thì quẻ hỗ ở dưới là quẻ thể, khi đó quẻ hỗ ở trên là quẻ hõ của quẻ dụng. Quẻ hỗ của quẻ thể là rất quan trọng, quẻ hỗ của quẻ dụng chỉ là thứ yếu của quẻ hỗ của quẻ thể mà thôi. quẻ biến cũng vậy.

Cách lập quẻ Hỗ như sau:
+ Lấy hào 2,3,4 của quẻ chủ lập thành quẻ hạ
+ Lấy hào 3,4,5 của quẻ chủ lập thành quẻ thượng

Ví dụ theo nguyên tắc trê ta có quẻ chủ và quẻ hỗ như sau:

quechuquebien

– Nếu quẻ biến khắc thể thì sự việc chiêm đoán nhất định gặp rủi do. Nếu quẻ biến sinh thể, tỷ hòa với thể thì sự việc chiêm đoán nhất định là may mắn.

– Khi xem xét sinh khắc giữa quẻ thể, quẻ dụng, quẻ biến, quẻ hỗ thì cần xem các hành có khắc thực hay khắc giả, quẻ suy thì không sinh khắc được quẻ vượng. Nhưng quẻ suy lại có quẻ khác sinh phù thì lại sinh khắc được. Như vậy một quẻ suy có thể sinh khắc thực hoặc sinh khắc giả.

– Quẻ thể phải vượng và quẻ khắc thể phải suy thì mới tốt, Khí của quẻ thể phải vượng thì mới tốt

– Cần xem các quẻ cùng hành (đảng) của quẻ thể và quẻ dụng. Quẻ thể có nhiều đảng là tốt và quẻ dụng có ít đảng là tốt.

III –  QUẺ THỂ, QUẺ DỤNG

Trong một trùng quái bao gồm có 6 hào, ghép lại từ 2 quẻ đơn là quẻ thượng và quẻ hạ. Quẻ dơn nào có chứa hào động gọi là Quẻ Dụng, quẻ đơn không chứa hào động gọi là Quẻ Thể.

Khi cả 2 quẻ Thượng và Hạ đều có hào động, hoặc đều không có hào động thì lấy quẻ có hào Thế làm Quẻ Thể, quẻ có hào ứng làm Quẻ Dụng

– Quẻ Thể là mình, Quẻ Dụng là người hoặc sự việc
– Khi xem trạch nhà thì lấy Quả Dụng là nhà, Quả Thể là Chủ nhà để dự đoán
– Trong chiêm đoán lấy quẻ Thể làm chủ, các quẻ khác ( Dụng, quẻ Hỗ, quẻ biến) làm quẻ Ứng.

Tốt – xấu của Thể Và Dụng

– Quẻ Thể Phải vượng mới tốt. Khí của quẻ Thể suy là điều không cát lợi. Quẻ khắc Thể phải suy mới tốt. Quẻ Dụng, Hỗ, Biến thừa vượng đều là cát lợi, nhưng không được khắc quẻ Thể, nếu khắc thì nguy hại. Nếu trong trùng quái có quẻ sinh Quẻ Thể thì dù Thể suy yếu cũng không nguy hại lắm. Ngược lại khi không có quẻ sinh Thể thì dụ quẻ Thể có vượng thì cũng không được cát lợi lắm. Vượng suy của các quẻ phải được căn cứ vào các mùa và các tháng để xem quẻ

– Ngũ hành của các quẻ đơn:

Quẻ Càn – hành Kim
Quẻ Đoài – hành Kim
Quẻ Ly – hành Hỏa
Quẻ Tốn – hành Mộc
Quẻ Tôn – hành Mộc
Quẻ Khảm – hành Thủy
Quẻ Cấn – hành Thổ
Quẻ Khôn – hành Thổ

– Ngũ hành các Tháng trong năm:

Tháng giêng – Mộc
2 – Mộc
3 – Thổ
4 – Hỏa
5 – Hỏa
6 – Thổ
7 – Kim
8 – Kim
9 – Thổ
10 – Thủy
11 – Thủy
12 – Thổ

– Quan hệ Sinh – Khắc Thể, Dụng như sau:
+ Thể khắc Dụng thì việc lanh lợi.
+ Dụng khắc Thể thì việc bất lợi
+ Dụng sinh Thể thì việc thuận lợi
+ Thể sinh Dụng thì việc chưa chắc đã thành công
+ Thể, Dụng tỷ hòa (đồng hành với nhau) thì việc thường là thuận lợi nhưng hơi lâu
+ Không có quẻ khác khắc Thể thì việc chắc sẽ thành công.

– Khi xem nhà ở có tốt không:
+ Thể khắc Dụng thì nhà thì nhà đó ở tốt, may mắn
+ Thể sinh Dụng thì tài sản kém dần
+ Dụng khắc Thể thì nhà không dễ ở, nhiều hiểm nguy
+ Dụng sinh Thể thì nhà hưng vượng dần
+ Thể, Dụng tỷ hòa thì nhà bình thường yên ổn

Comments

comments

Trả lời

Chat Zalo

0975566641

Bạn muốn nhận thông tin của tôi chia sẻ về Tử vi - Phong thủy không?