Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán trực tuyến

No Time
Hay thì chia sẻ:
  • Mr.TC sẽ hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán trực tuyến của 2 sàn chứng khoán HCM và HN cho các bạn, mình sẽ gửi link xem bảng giá cho các bạn ở 2 tab kế bên

    Ở trong mỗi bảng giá của hai sàn HOSE và HNX đều có các cột như sau:
    – Mã cổ phiếu (Chứng khoán),
    – ĐCGN (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng),
    – Giá trần (ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell, hay giá Tím),
    – Giá sàn (ký hiệu FL- viết tắt của từ Floor, hay giá Xanh lam),
    – Bên mua (hay Dư mua),
    – Bên bán (Dư bán),
    – Cao nhất (giá khớp cao nhất trong phiên),
    – Thấp nhất (giá khớp thấp nhất trong phiên),
    – Khớp lệnh, Giá khớp, KLTH (Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp),
    – Thay đổi (hay +/- so với giá Tham chiếu),
    – TKL đã khớp (tổng khối lượng khớp),
    – Thỏa thuận (Giao dịch thỏa thuận không qua khớp lệnh trực tiếp trên sàn),
    – NN mua (Nước ngoài mua), NN bán (Nước ngoài bán)….

    Chi tiết thuật ngữ như sau :

    1/ Mã cổ phiếu (hay Chứng khoán – CK): mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCK NN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó. Ví dụ: CTCP Tập đoàn Hoa Sen có mã là HSG (Hoa Sen Group), CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk)… Hiện trên mỗi sàn HOSE và HNX có hơn 300 công ty đang niêm niêm yết. Trên tổng 2 sàn có khoảng 676 mã đang niêm yết giao dịch. (Danh sách các mã bạn có thể tham khảo tại đây)
    2/ ĐCGN (Giá Đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu – TC, hay Giá vàng): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (Áp dụng cho hai sàn HOSE và HNX). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Giá tham chiếu có màu vàng nên còn được gọi là giá vàng. Riêng sàn UpCom, Giá tham chiếu được tính là Giá trung bình (hay giá bình quân) của phiên giao dịch liền trước.
    3/ Giá trần (ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell, hay giá Tím): Là giá kịch trần hay mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá trần là tăng 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá trần là tăng 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá trần là tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Giá trần có màu tím nên còn được gọi là giá tím.
    4/ Giá sàn (ký hiệu FL- viết tắt của từ Floor, hay giá Xanh lam): Là giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá sàn là giảm 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá sàn là giảm 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá sàn là giảm 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước.

  • Theo dõi bảng giá sàn HOSE, mời bạn vào đây:

    bảng giá chứng khoán HCM
    bảng giá chứng khoán HCM

    Đây là Bảng giá trực tiếp từ website của Sở GDCK TPHCM (Sàn HOSE). Đơn vị giá: 1.000 VND, Khối lượng: 10 CP. Các mã cổ phiếu trong bảng giá này được sắp xếp theo thứ tự A B C. Do đó, các bạn muốn đưa mã cổ phiếu nào lên hàng trên cùng chỉ cần kích chuột vào mã cổ phiếu đó lập tức mã cổ phiếu đó sẽ hiện lên dòng đầu tiên.

    Muốn theo dõi bảng giá sàn HNX, mời bạn kích vào đây:
    http://bg.hnx.vn/

    bảng giá sàn chứng khoán HN
    bảng giá sàn chứng khoán HN

    Đây là Bảng giá trực tiếp từ website của Sở GDCK Hà Nội (HNX). Đơn vị giá: 1000 VNĐ, Đơn vị khối lượng: 1000 CP. Bảng giá này có tích hợp cả 2 sàn HNX và sàn UpCom. Cổ phiếu nào thuộc sàn UpCom sẽ được ký hiệu là chữ “UP” ở cột ngoài cùng bên trái. Cổ phiếu nào thuộc sàn HNX được ký hiệu là chữ “NY” (viết tắt của Niêm yết).
    Vì sàn HNX và UpCom thanh khoản thường thấp (Khối lượng khớp lệnh thấp – đặc biệt là sàn UpCom) nên Tab đầu tiên ở phía trên góc phải là chữ “TOP” – Đây cũng là Tab mặc định khi các bạn kích vào đường link: http://bg.hnx.vn/ . Tab này được sắp xếp theo Khối lượng khớp lệnh ở từng cổ phiếu từ cao xuống thấp.

    Ví dụ:
    Giá đóng cửa phiên Giao dịch ngày thứ 6 (8/4/2016) của AAM (cổ phiếu CTCP thủy sản MEKONG – sàn HOSE) là: 10,900 đồng/1 cổ phiếu.
    Thì:
    – Giá tham chiếu của AAM ngày thứ 6 (8/4/2016) là: 10,900 đồng
    – Giá trần của AAM ngày thứ 6 (8/4/2016) là: 11,600đ (+7%)
    – Giá sàn của AAM ngày thứ 6 (8/4/2016) là:10,200đ (-7%)
    Do vậy, trong phiên Giao dịch ngày8/4/2016 chúng ta chỉ có thể đặt lệnh giao dịch mua-bán mã AAM trong khoảng 10,200 đồng đến 11,600 đồng. (Các mã khác sàn HOSE cũng áp dụng giống hệt như AAM, còn các mã thuộc sàn HNX thì áp dụng biên độ giao dịch là +/- 10% và sàn UpCom áp dụng biên độ giao dịch là +/- 15%).
    5/ Giá xanh: Là giá cao hơn giá tham chiếu nhưng không phải là giá trần.

    6/Giá vàng : là giá không tăng giảm so với giá tham chiếu

    7/ Giá đỏ: Là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn.

    Các bạn có thể xem ngày cũ tại link này https://www.hsx.vn/Modules/Rsde/Report/Index?fid=c7cff39727074bc1bb5d00218c208d52
    Ví dụ:
    – Phiên GD ngày ngày 6/4/2016: Giá tham chiếu của AAM là 11,700đ. Kết phiên giá AAM đóng cửa tại mức giá 10,900 đồng (giá đỏ), giảm 200 đồng tương ứng với giảm 0,91%.

    bang gia chung khoan 6/4/2016
    bang gia chung khoan 6/4/2016

    – Phiên GD ngày 8/4/2016: Giá tham chiếu của AAM là 10,900 đồng. Kết phiên giá AAM đóng cửa tại mức giá 10.900 đồng (giá vàng), không tăng không giảm

    bảng giá chứng khoán HCM
    bảng giá chứng khoán HCM

    Còn nếu giá tham chiếu thấp hơn giá đóng cửa nó sẽ có màu xanh, như cổ phiếu APC ở trên bảng đó
    Vì thế, những NĐT cổ phiếu thường yêu màu tím, thích màu xanh, ghét màu đỏ đặc biệt là màu xanh lam 😀
    8/ Bên mua (hay còn gọi là Dư mua – Chờ mua): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Giá mua cao nhất ở gần cột Khớp Lệnh (Cột ở giữa) nhất (Giá 1 + KL 1) và giá mua thấp nhất ở xa cột Khớp lệnh nhất ( Giá 3 + KL 3).
    Chú ý: Trên bảng giá HOSE, Đơn vị giá: 1.000 VND, Khối lượng: 10 CP. Có nghĩa là giá thực tế bạn phải nhân với 1.000đ và khối lượng thực tế bạn phải nhân với 10 cổ phiếu.
    Ví dụ: Giá AAM ghi trên bảng điện là: 10,90 thì giá thực tế là 10.90 x 1000đ = 10900 đồng (mười nghìn chín trăm đồng một cổ phiếu). Cột khối lượng chờ mua ở Giá 1 (10,90) (KL 1) là: 118 thì khối lượng thực tế là: 118 x 10 = 1180 cổ phiếu (có một nghìn một trăm tám mươi cổ phiếu đang chờ mua ở mức giá 10,900 đồng).

    bảng giá chứng khoán HCM
    bảng giá chứng khoán HCM

    Các cổ phiếu khác trên sàn HOSE các bạn áp dụng giống hệt như AAM, còn với các cổ phiếu sàn HNX và UpCom thì các bạn áp dụng tương tự nhưng chú ý Đơn vị giá: 1000 VNĐ, còn Đơn vị khối lượng lại là: 1000 CP.

    9/ Bên bán (hay còn gọi là Dư bán – Chờ bán): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán ( Mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán) được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1 2 3: Giá bán thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (kèm KL) hay (Giá 1 + KL1) và giá bán cao nhất ở vị trí xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL 3).
    10/ Cao nhất: Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (Chưa chắc đã phải là giá trần).
    11/ Thấp nhất: Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên. (Chưa chắc đã phải là giá sàn).
    Ví dụ:

    Phiên GD ngày 8/4/2016:
    – Lúc 14h45′, AAM khớp lệnh thấp nhất ở mức giá 10,40 nhưng không phải là giá sàn 10,20 ( để ý giá khớp 3 nhé bên dư mua nhé)
    – Lúc 14h45, AAM khớp lệnh cao nhất ở mức giá 11,50 nhưng không phải giá trần 11,60
    – Kết phiên, lúc 14h45′, AAM đóng cửa ở mức giá 10,9.
    Như vậy, giá cao nhất mà AAM đạt được trong phiên giao dịch ngày 8/4/2016 là 11,50đ/ 1 cp; Giá thấp nhất trong phiên của AAM tại 10,40đ/ 1cp. Hay nói cách khác, trong phiên giao dịch ngày 8/4/2016 giá AAM dao dộng trong khoảng từ 10,400đ đến 11,5000đ/ 1cp.
    12/ Khớp lệnh, Giá khớp, KLTH (Khối lượng thực hiện mỗi lệnh hay KL khớp): Là bên mua chấp nhận mua mức giá bên bán đang treo bán (Không cần xếp lệnh lệnh chờ mua mà mua trực tiếp vào lệnh đang treo bán) hoặc bên bán chấp nhận bán thẳng vào mức giá mà người bên mua đang chờ mua (không cần treo bán mà để lệnh được khớp luôn).
    Ví dụ:
    AAM đang khớp lệnh ở mức giá 10,90 khi người mua đã chấp nhận mua luôn vào cột giá bán 1 (mức giá bán ưu tiên nhất).
    13/ TKL đã khớp (Tổng khối lượng khớp): Là Tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp trong phiên giao dịch ngày hôm đó.
    Ví dụ: TKL khớp của AAM phiên ngày 8/42016 là 1 (với Đơn vị cổ phiếu là: 10 cp thì thực tế là đã có 10 cổ phiếu được khớp lệnh).
    13/ NN mua và NN bán: Là khối lượng mua bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện.
    Trong phiên HOSE chỉ cung cấp số liệu NĐTNN mua vào Khối lượng bao nhiêu cổ phiếu ở từng mã cụ thể. Chúng ta phải đợ đến 15h30′ cùng ngày thì Sở GDCK TPHCM (HOSE) mới cung cấp số liệu Nhà đầu tư Nước ngoài (NĐTNN) bán ra số lượng bao nhiêu cổ phiếu ở mỗi mã. Qua đó, chúng ta mới tính được NĐTNN mua ròng hay bán ròng ở trong phiên Giao dịch ngày hôm đó.
    Mua ròng: Có nghĩa là lượng mua vào của NĐTNN lớn hơn lượng bán ra.
    Bán ròng: Có nghĩa là lượng bán ra của NĐTNN lớn hơn lượng mua vào.
    Còn trên sàn HNX và UpCom, lượng mua và bán được thể hiện luôn trong phiên Giao dịch ở hai cột NN mua và NN bán ở từng mã cổ phiếu, chứ không phải chờ đến hết phiên mới biết được lượng bán ra của NĐTNN như bên sàn HOSE.

    Trên đây mình đã hướng dẫn chi tiết các bạn cách xem bảng giá chứng khoán (hay cách đọc bảng điện tử). Kỹ năng đọc bảng điện này đóng vai trò rất lớn để Nhà đầu tư (NĐT) có thể thấy cổ phiếu nào đang thực sự hút được dòng tiền. Cũng như giúp NĐT nhận biến được những mã cổ phiếu nào đang thu hút được sự chú ý của nhiều người thông qua tốc độ khớp lệnh, khối lượng ở từng lệnh khớp.

    Đối với những NĐT theo trường phái đầu tư ngắn hạn, “lướt sóng”, “đầu cơ” thì kỹ năng đọc bảng điện càng đóng vai trò quan trọng hơn so với những NĐT theo trường phái giá trị, dài hạn, cơ bản. Việc hoàn thiện và nâng cao kỹ năng đọc bảng điện đòi hỏi nhà đầu tư cần có thời gian quan sát diễn biến khớp lệnh hàng ngày và sự tập trung qua từng phiên giao dịch.

Comments

comments

Trả lời

Chat Zalo

0975566641

Bạn muốn nhận thông tin của tôi chia sẻ về Tử vi - Phong thủy không?