Các phiên bản Tarot

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F4.bp.blogspot.com%2F-mDFcQEQr0uo%2FU-nB3bijWxI%2FAAAAAAAAHwA%2FSSp9LWyWD4Y%2Fs1600%2FWaiteRiderTarot.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*
https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F4.bp.blogspot.com%2F-Mj93Q8eHnPY%2FU-nBz0qCuzI%2FAAAAAAAAHv4%2F19_gWNJVZwY%2Fs1600%2Fold%2Btarot.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

Bộ Tarot mẫu và bộ Suits cổ điển

Đa phần các bộ Tarot hiện đại chẳng có nhiều update so với bộ  bài tiêu chuẩn từ thế kỉ 15 – dù sao con nhà tông không giống lông cũng phải giống cánh. Các phiên bản “trẻ trâu” được rao trên thị trường bây giờ vẫn đủ 78 lá bài chia thành Bộ Tứ gồm: Bộ Gậy, Bộ Kiếm, Bộ Cốc và Bộ  Xu (hoặc Bộ Biểu tượng) – được gọi chung là bộ “Tiểu Bí Mật” – hay là “Bộ Ẩn Phụ” như đa số người chơi Tarot Việt vẫn gọi; và 22 lá “Bộ Ẩn chính” – hay còn gọi là bộ “Đại Bí Mật” (trong đó từ “Arcanum” có nghĩa “Những bí mật thông thái”). Cũng có vài bức hình được nêm mắm dặm muối đáng kể đấy, nhưng các phiên bản được xào nấu đó vẫn thường giữ nguyên các “nguyên liệu” cơ bản. Nói đơn giản, món gà rán đã ngon thì có đổi dăm bảy loại đĩa đựng thì nó vẫn sẽ giữ được mùi vị đặc trưng của nó. Thông thường chỉ có những cái đĩa ngày càng mang hình thù kì quặc, khó hiểu hơn mà thôi.

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-UB8aOEmlpwU%2FU-nCmFkLnZI%2FAAAAAAAAHwY%2FfkO4zLuhG1M%2Fs1600%2Fplayingcards.png&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

Bộ Bài Tây – chính là phiên bản của Tarot đây, thiếu bộ Ẩn chính thôi.

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F4.bp.blogspot.com%2F-SvLSvauvOpc%2FU-nC_7wWDLI%2FAAAAAAAAHwo%2FKnVeLU87zbQ%2Fs1600%2Fthe%2Bemperor%2B1.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*
https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-dP9I6P4B7gM%2FU-nC1JGdbhI%2FAAAAAAAAHwg%2FaekgbiPXaeE%2Fs1600%2Fthe%2Bemporer%2B2.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

(Đây mới là phần dịch từ sách gốc) Ví dụ như lá “The Emperor” – có rất nhiều phiên bản đa dạng của và phổ biến về hình ảnh thể hiện trong lá bài, và thường các thay đổi có xu hướng mang tính biểu tượng và thần bí hơn.

Quyển sách này viết dựa trên ngâm cứu bộ bài Tarot tiêu chuẩn của Arthur Edward Waite – người nổi tiếng nhờ bộ bài “Rider” xuất hiện năm 1910 (được đặt tên theo nhà xuất bản Anh). Waite cũng từng bị chỉ trích vì cố tình thay đổi hình ảnh vài lá Bộ Đại Bí Mật so với phiên bản vốn được số  đông thừa nhận.

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-wooYw_uEnIw%2FU-nDWGG1c5I%2FAAAAAAAAHw4%2FB2dKrnql5Zg%2Fs1600%2Fmaj19.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*
https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F4.bp.blogspot.com%2F-esMKvuAJNXA%2FU-nDV31kuzI%2FAAAAAAAAHww%2FhJYYOkvunos%2Fs1600%2Fthe%2Bsun.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

Ví dụ, hình ảnh lá “The Sun” nguyên là vẽ hai đứa nhỏ tay dung dăng dung dẻ hú hí mảnh trong một khu vườn (bí mật). Waite đã “tiễn chân” một đứa và cho đứa còn lại cưỡi ngựa lao…ra khỏi vườn.

Các nhà phê bình tuyên bố rằng Waite đã thể hiện ý nghĩa của lá bài theo cách “cảm” của riêng ông. Rất có thể lắm! Vì Waite vốn tin rằng lý  tưởng bản thân mà là số 2 thì đếch ai số 1.  Tuy nhiên chẳng có mấy bố nào chịu để ý rằng lá “The Sun” của Bembo –thuộc bộ bài vốn được coi là “cổ lỗ sĩ” nhất – lại chẳng có mấy nét tương đồng với bộ bài vốn được tung hô là “truyền thống”. Thực tế, nó còn “tơ tưởng” đến bộ bài của Waite nhiều hơn: lá “The Sun” của Bembo mô tả một đứa trẻ “bất thường” bay lởn vởn nhởn nhơ trong không trung, tay ôm một quả cầu chứa hình ảnh thành phố bên trong.

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-fyAag2BIQ0s%2FU-nD6snubMI%2FAAAAAAAAHxA%2FY4vdMznvISI%2Fs1600%2Fthe%2Bsun%2Bbembo.png&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

“The Sun” của Bembo

Thay đổi đáng kể nhất của Waite và nghệ sĩ của ông, Pamela Colman Smith, là thêm cảnh vào trong các lá bài, bao gồm cả những lá số đếm cho bộ Tiểu Bí Mật. Trước đó những lá thuộc Bộ Tứ (thậm chí cả sau này) thường chỉ có biểu tượng tối giản thể hiện rõ vai trò “phụ gia”, điển hình là bộ bài Tây mà dân Việt thường oánh “phỏm” ăn tiền. Ví dụ, lá “Ten of Swords” cổ vẽ 10 thanh kiếm được sắp xếp theo 1 thế tương tự như lá 10 bích. Nhưng bộ Tarot Rider thì khác. “Ten of Swords” của Pamela Smith tái hiện cảnh một người đàn ông nằm thẳng cẳng dưới một đám mây đen thùi lùi với 10 thanh kiếm găm cứng trên lưng và hai chân.

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-bQVWQ2oiSLU%2FU-nENmRVTDI%2FAAAAAAAAHxI%2Fyvh7zqpKRxc%2Fs1600%2Fpamela%2Bcolman%2Bsmith.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

Pamela Colman Smith

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F3.bp.blogspot.com%2F-qS-bLfIRCZc%2FU-nEYhBG4CI%2FAAAAAAAAHxU%2FhRWb_3IGTG8%2Fs1600%2Fswords10.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*
https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F4.bp.blogspot.com%2F-4o_OeGCYorA%2FU-nEYXhvzGI%2FAAAAAAAAHxQ%2Fow9mcZxfbXw%2Fs1600%2Ften-of-swords-300.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

“Ten of Swords” của Rider và bộ cổ điển

Chúng ta không biết chắc ai là tác giả thực sự đã thiết kế những lá bài Tarot. Waite tự thân…bịa ra chúng (như ông đã tạo ra Bộ Đại Bí Mật), hay ông chỉ đơn thuần tám với Smith về tính chất và ý tưởng ông muốn truyền đạt rồi cho phép cô ấy tự sáng tạo các hoạt cảnh? Cuốn sách của chính Waite về Tarot, The Pictorial Key to the Tarot”, động chạm rất ít đến cảnh nền. Trong vài trường hợp, tỉ như hình ảnh của lá “Six of Swords” mang ý nghĩa bay xa và thăng hoa hơn ý tưởng ban đầu của Waite, trong khi với một số lá khác, đặc biệt lá là “Two of Swords”, thì gần như hình 1 đằng nghĩa 1 nẻo.

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F2.bp.blogspot.com%2F-QF6KLEBGfzM%2FU-nEnzVc57I%2FAAAAAAAAHxg%2FL6ynmU9wOcQ%2Fs1600%2Fswords02.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

Lá “Two of Swords”

Dù là Waite hay Smith đã thiết kế những lá bài nền tảng, thì họ vẫn tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến những hậu bối thiết kế Tarot. Hầu hết các bộ bài dù được cải tạo đến đâu vẫn dựa sát vào hình ảnh của bộ Rider.

Waite gọi bộ bài của ông là “Tarot chỉnh lưu” (đã qua chỉnh sửa). Ông khăng khăng rằng các hoạt cảnh trong bài tự thân phản ánh ý nghĩa của những lá bài, và xuyên suốt quyển sách của mình ông còn tỏ rõ thái độ khinh khỉnh châm biếm đối với các tiền bối. Giờ đây, chính “nhờ ơn” bộ “Chỉnh lưu” đó mà mọi người nghiễm nhiên cho rằng Waite là một hội viên của một hội kín bí mật nào đó có quyền được tiếp cận với những bí mật của bộ Tarot “cổ truyền”. Thực ra ông chỉ giúp các lá bài “khoe” được nhiều ý nghĩa sâu kín hơn thôi. Đơn cử như lá “The Lovers”, ông thay đổi toàn bộ hoạt cảnh của lá vì ông nghĩ rằng lá cũ thật tầm thường.

https://images-blogger-opensocial.googleusercontent.com/gadgets/proxy?url=http%3A%2F%2F4.bp.blogspot.com%2F-2l04wY_dO7I%2FU-nE0PrirBI%2FAAAAAAAAHxo%2Fq1vSfRBn88U%2Fs1600%2F06-the-lovers.jpg&container=blogger&gadget=a&rewriteMime=image%2F*

Lá “the Lovers”

Tôi không có ý khẳng định rằng những lá bài của Waite chỉ là những công trình tri thức đơn thuần, kiểu như một học giả nắn vặn lại câu chữ của Hamlet cho người đọc dễ tiêu hoá hơn. Waite là một nhà thần bí học, một môn đệ học về Pháp thật và dòng tu bí truyền. Bộ Tarot của ông mang nặng màu sắc chiêm nghiệm sự khai sáng cá nhân. Ông tin rằng Tarot trong ông là đúng và kẻ khác đều sai vì Tarot đại diện cho trải nghiệm đó. (Liệu có thể nói rằng đây là bản tính kiêu ngạo cố hữu của một người thông thái?)

Tôi chọn bộ bài Rider làm tài liệu nghiên cứu vì 2 lí do. Đầu tiên là tôi phát hiện rất nhiều đổi mới đắt giá trong bộ Rider. Phiên bản “The Fool” của Waite-Smith ôm đồm nhiều ý nghĩa sâu xa hơn bất kì phiên bản nào trước đó. Thứ 2, sự thay đổi mang tính cách mạng trong bộ “Tiểu Bí Mật” mà theo tôi đã giải phóng chúng ta khỏi những thể thức đã xiềng xích SM Bộ Tứ trong một thời gian dài. Trước đây việc giải bài khó khăn hơn rất nhiều vì các lá bài toàn tròn vuông gậy kiếm cứng đơ chứ làm gì có mấy gợi ý rõ ràng. Nhưng trong bộ bài Rider, chúng ta có nền tảng để nhận thức và từ đó level up trải nghiệm. Nói đơn giản thì, Pamela cho chúng ta cái gì đó thiết thực mà biến tấu, diễn giải.

Bộ Tarot Marseille theo phong cách cổ điển đầy đủ

Phía trên tôi viết tôi chọn bộ Rider làm tài nguyên cơ sở . Đa số sách về Tarot chỉ dùng 1 bộ bài để minh hoạ. Sự tự giới hạn này xem chừng ngăn cản chúng ta “phóng thích” được hết ý nghĩa của Tarot “thực”. Chọn 1 và chỉ 1 tức là chúng ta đang tuyên bố rằng bộ này thì đúng trong khi bộ kia thì sai – chọn người yêu cũng phải gạn lọc dăm bảy cô chứ mấy ma nào đầu bạc răng long với sét ái tình? Đây cũng là vấn đề nhiều tác giả đâm phải, như Aleister Crowley hay Paul Foster Case, những người đã nhìn nhận Tarot như một hệ thống biểu tượng của kiến thức khách quan. Quyển sách này, trái lại, chú trọng hơn vào vai trò trải nghiệm của các lá bài. Với nhận thức rằng không bộ Tarot nào đúng “trăm phần trăm” cũng chẳng bộ nào sai một cách “bài bản” – bộ nào cũng cùng một 1 họ huyền bí cả. Tarot là hiện thân của tuốt tuồn tuột các bộ bài từ cổ chí kim đến hiện đại hoá, vừa là những thực thể tách rời chúng.

Nếu có phiên bản Tarot nào ngoài bộ của Waite có ý nghĩa độc đáo hơn, chúng ta sẽ xem xét tất. Trong vài trường hợp, như lá “Judgement” chẳng hạn, hoặc lá “The Moon”, sự khác biệt mờ nhạt không đáng nhắc; trong khi “The Fool”, hay “The Lovers”, sự khác biệt lại khá đặc sắc. Đánh giá thập cẩm không kiêng khem chúng ta sẽ mở rộng được sự nhận thức về các loại suy nghiệm.

Comments

comments

Chat Zalo

0975566641