Sinh trắc vân tay là gì?
Khoa học về dấu vân tay được Francis Galton khởi xướng vào cuối thế kỉ thứ XIX. Từ đó đến nay nó được phát triển mạnh mẽ nhờ một đội ngũ hùng hậu các nhà di truyền học và sinh vật học. Năm 1880, Henry Faulds đưa ra lý luận về số lượng vân tay RC (Ridge Count) để đánh giá mức độ phụ thuộc của vân tay vào gen di truyền.
Các nhà bác học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và biểu bì. Một vài trong số các tác động đó là sự cung cấp ôxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triển của các biểu mô… Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân khác nhau.
Năm 1868 nhà bác học Roberts chỉ ra rằng mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau; ngoài ra ngón tay cái và ngón tay trỏ còn phải chịu thêm một vài tác động môi trường riêng. Vì vậy, vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân khác nhau. Hai anh em (chị em) song sinh cùng trứng có dấu vân tay khá là giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt được rõ dấu vân tay của từng người. Đó là vì tuy có cùng hệ thống gen di truyền và chia sẻ chung môi trường phát triển trong bụng mẹ nhưng do họ có vị trí khác nhau trong dạ con nên môi trường vi mô của họ khác nhau và do đó có dấu vân tay khác nhau.
Sinh trắc vân tay là lĩnh vực nghiên cứu dấu vân tay của con người. Dấu vân tay trưởng thành cùng lúc với các nếp nhăn của não nên giữa chúng có mối liên quan mật thiết, do vậy bộ môn Sinh trắc học vân tay ra đời nhằm giải mã tính cách nguyên thuỷ trong não bộ của mỗi cá nhân thông qua vân tay của họ.
Mỗi vân tay đại diện cho phạm trù khả năng khác nhau, có thể tiết lộ tài năng bẩm sinh của mỗi người, bao gồm loại hình, cách thức học tập và độ nhạy cảm, v…v, tất cả đều dựa trên cơ sở khoa học, độ chính xác cao đến 80%.
Sinh trắc vân tay có tên khoa học là dermatoglyphics là một từ có gốc Hy Lạp ghép từ “derma” dùng để chỉ lớp da (biểu bì) và từ “glyph” để chỉ nét khắc. Hiểu nôm na thì dermatoglyphics chính là nghiên cứu về đường nét trên da khác biệt ở đầu ngón tay mỗi người mà chúng ta vẫn gọi là dấu vân tay.
Sinh trắc vân tay phân tích hình dáng dấu vân tay, mật độ vân tay, khúc quanh dấu vân tay và nhiều yếu tố liên quan khác ở những bộ phận cơ thể nhất định như lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân và ngón chân. Dấu vân tay của mỗi người không giống nhau và thường dấu vân tay sẽ không thay đổi kích thước hoặc hình dạng trong suốt cuộc đời của một người, ngoại trừ trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng làm sẹo lớp hạ bì.
Sinh trắc học vân tay là một bộ môn khoa học nghiên cứu có cơ sở. Trải qua một thời gian dài phát triển, sinh trắc học vân tay đã có thể đưa ra mối liên hệ giữa dấu vân tay và não bộ – điều này giải thích tại sao mỗi con người có tính cách khác nhau, khả năng học hỏi và sử dụng bán cầu khác nhau, cũng như tài năng trong mỗi lĩnh vực khác nhau.
CÁC NHÓM VÂN TAY CHÍNH
Các chúng vân tay chính được xác định là nhóm gốc đó là: WHORL, LOOP và ARCH.
Điểm phân biệt giữa các nhóm vân tay là dựa vào delta, là nơi giao nhau của ba đường vân tạo thành một tam giác điểm.
I.Whorl (Dạng xoáy): có 02 tam giác điểm
II.Loop (Dạng móc): có 01 tam giác điểm
III. Arch (Dạng vòm): không có tam giác điểm
Muốn nhận diện, phân loại được dấu vân tay, việc đầu tiên chúng ta cần biết xác định được tâm và giao điểm.
CÁCH XÁC ĐỊNH TÂM VÀ GIAO ĐIỂM TRONG CHỦNG VÂN TAY
Core – Tâm điểm: Core là tâm của một vân xoáy hoặc vân móc
Delta – Giao Điểm: Delta là giao điểm của ba đường vân tạo nên một tam giác điểm.
Cách xem Sinh trắc Vân tay
Cách 1: Lật ngửa 2 bàn tay, viết số thứ tự từ trái sang phải lên tờ giấy từ 1-10. Dùng ngón tay cái và trỏ bẻ cong mỗi ngón tay, cần thiết hãy soi đèn vào và ghi chủng cơ bản vào mỗi ô( chi tiết các chủng có trong kỳ sau). Ví dụ như sau
1( Cái trái) | 2( Trỏ trái) | 3( giữa trái) | 4( Nhẫn trái) | 5( Út trái) | 6( út phải) | 7( nhẫn phải) | 8( giữa phải) | 9( Trỏ phải) | 10( cái phải) |
WD | WE | WI | WE | UL | RL | WE | WE | WE | WT |
Cách 2: Sử dụng lăn tay, lăn đủ 10 ngón lên giấy cũng vẽ ra 10 ô như vậy để nhận định chủng
Cách 3: Sử dụng các máy quét vân tay.
Hạn chế: Dùng máy hay lăn tay phải để ý nếu không bạn sẽ làm sai lệch 1 số mẫu vân tay khi bị ấn mạnh hay giãn các tâm, giao điểm của vân tay!
Phần chi tiết mời các bạn theo dõi ở kỳ viết sau