Các bài học Tử Vi được rút ngắn, tỉa gọn lại dành cho các bạn lười đọc sách!
1.Định Cung
Mỗi ô là một cung, gọi là 12 cung Địa Bàn. Bắt đầu từ cung Tý (1) đi đến Sửu (2), Dần (3), Mão (4), …, Tuất (11), Hợi là (12) cung để làm tên của cung mà vị trí không bao giờ thay đổi.Khoảng trống ở giữa là cung Thiên Bàn, chỗ để ghi năm, tháng, ngày, và giờ sinh. Bạn học tử vi có thể thực hành hàng ngày
2.Tìm Bản Mệnh
Lục Thập Hoa Giáp Hải Lô Đại Lộ Kiếm đường Sơn Giản Thành Bạch khí Dương Tuyền Ốc Tích Tùng Trường lượng Sa Sơn Bình Bích Kim đương Phú Thiên Đại Thoa Tang thượng Đại Sa Thiên Thạch Đại tường
Sáu câu ở trên là Ngũ Hành Nạp Âm của 6 con Giáp: Giáp Tí, Giáp Tuất, Giáp Thân, Giáp Ngọ, Giáp Thìn, và Giáp Dần. Vì chúng ta biết những hai Địa Chi: Tí Sửu, Dần Mão, Thìn Tỵ, Ngọ Mùi, Thân Dậu, Tuất Hợi, có Hành Thiên Can giống nhau thì sẽ có Nạp Âm giống nhau. Do đó, bạn học tử vi chỉ cần nhớ 30 chữ ở trên thì có thể tính ra được Nạp Âm của Lục Thập Hoa Giáp. Các bạn học tử vi hãy đọc phần dưới đây sẽ hiểu được 30 chữ ở trên.
Giáp Tí Ất Sửu Hải Trung Kim (Hải) Bính Dần Đinh Mão Lô/Lư Trung Hỏa (Lô) Mậu Thìn Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc (Đại) Canh Ngọ Tân Mùi Lộ Bàng Thổ (Lộ) Nhâm Thân Quý Dậu Kiếm Phong Kim (Kiếm)
Giáp Tuất Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa (Sơn) Bính Tí Đinh Sửu Giản Hạ Thuỷ (Giản) Mậu Dần Kỷ Mão Thành Đầu Thổ (Thành) Canh Thìn Tân Tỵ Bạch Lạp Kim (Bạch) Nhâm Ngọ Quý Mùi Dương Liễu Mộc (Dương)
Giáp Thân Ất Sửu Tuyền Trung Thuỷ (Tuyền) Bính Tuất Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ (Ốc) Mậu Tí Kỷ Sửu Tích Lịch Hỏa (Tích) Canh Dần Tân Mão Tùng Bách Mộc (Tùng) Nhâm Thìn Quý Tỵ Trường Lưu Thuỷ (Trường)
Giáp Ngọ Ất Mùi Sa Trung Kim (Sa) Bính Thân Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa (Sơn) Mậu Tuất Kỷ Hợi Bình Địa Mộc (Bình) Canh Tí Tân Sửu Bích Thượng Thổ (Bích) Nhâm Dần Quý Mão Kim Bạch Kim (Kim)
Giáp Thìn Ất Tỵ Phú Đăng Hỏa (Phú) Bính Ngọ Đinh Mùi Thiên Hà Thuỷ ( Thiên) Mậu Thân Kỷ Dậu Đại Dịch Thổ ( Đại) Canh Tuất Tân Hợi Thoa Xuyến Kim (Thoa) Nhâm Tí Quý Sửu Tang Chá/Đố Mộc (Tang)
Giáp Dần Ất Mão Đại Khê Thuỷ (Đại) Bính Thìn Đinh Tỵ Sa Trung Thổ (Sa) Mậu Ngọ Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa (Thiên) Canh Thân Tân Dậu Thạch Lựu Mộc (Thạch) Nhâm Tuất Quý Hợi Đại Hải Thuỷ (Đại)
3. Phân Âm Dương Trên cung thiên bàn ở giữa cần ghi thêm: Âm nam hay Dương nam; Âm nữ hay Dương nữ. Do đó, ta có hai cách để phân Âm Dương cho Nam Nữ:
A. Phân Âm Dương theo hàng Can Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý B. Phân Âm Dương theo hàng Chi Chi dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất Chi âm: Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi Cách tính căn cứ vào Can và Chi tuổi của đương số theo nguyên tắc: – can Âm + chi Âm => tuổi Âm – can Dương + chi Dương => tuổi Dương Ví dụ: Nam tuổi Đinh Tỵ (can Âm + chi Âm => tuổi Âm) ………………. = Âm nam Nam tuổi Mậu Ngọ (can Dương + chi Dương => tuổi Dương) …. = Dươngnam Nữ tuổi Giáp Tý (can Dương + chi Dương => tuổi Dương) …… = Dương nữ Nữ tuổi Ất Sửu (can Âm + chi Âm => tuổi Âm) ………………… = Âm nữ Tại sao học tử vi cần phải phân định Âm Dương của Nam Nữ? Vì nó rất cần để an định vòng Đại Vận và một số sao
Kết thúc kiến thức cơ bản đầu tiên, việc quan trọng là các bạn học tử vi cần nhớ được can âm dương, chi âm dương cùng việc nhìn quen bàn tay sau này còn nạp ngũ hành để luận cho từng cung sẽ dễ dàng hơn.