Dưới đây là một số qui tắc rất quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất nhất trong Kinh Dịch, trong nhân sinh quan của Trung Hoa, chúng ta nên nhớ kỹ.
Trước hết phải phân biệt bản thể, tính cách của hào, và vị trí của hào.
Hào chỉ có hai loại: Dương và Âm. Đó là bản thể của hào.
Tính cách của Dương là: Đàn ông cương cường, thiện, đại, chính, thành thực, quân tử, phú quý.
Tính cách của âm là: Đàn bà, nhu thuận, ác (xấu, trái với thiện), tà nguy (trái với thành thực) tiểu nhân, bần tiện…
Như vậy, Dương tốt đẹp, Âm xấu xa. Nhưng đó chỉ là nét chung. Còn phải xét vị trí của hào nữa, mới định được là tốt hay xấu. Dù là hào dương mà vị trí không trung, chính thì cũng xấu; và là hào âm mà vị trí trung chính thì cũng tốt.

Thế nào là trung?
Nội quái có ba hào: 1 là sơ, 2 là trung, 3 là mạt.
Ngoại quái cũng có ba hào: 4 là sơ, 5 là trung, 6 là mạt.
Vậy trung là những hào ở giữa nội quái và ngoại quái, tức là hào 2 và hào 5, dù bản thể của hào là dương hay âm thì cũng vậy.

Thế nào là chính ?
Trong 6 hào, những hào số lẻ 1, 3, 5 có vị trí dương, những hào số chẵn 2, 4, 6 vị trí âm.
Một hào bản thể là dương (nghĩa là một vạch liền) ở vào một vị trí dương thì là chính, ở một vị trí âm thì là bất chính.

Một hào bản thể là âm (nghĩa là một vạch đứt) phải ở vào một vị trí Âm thì mới gọi là chính, nếu ở vào vị trí Dương thi là bất chính.

Ví dụ quẻ Thuần Kiền (Càn): sáu hào đều là hào dương cả (về bản thể), hào 2 và 5 đều là trung, nhưng hào 2 không chính mà chỉ hào 5 mói được cả trung lẫn chính, vì hào 2 là dương ỏ vị trí Âm (hào chẵn) mà hào 5 là hào dương ở vị trí dương (hào lẻ ).
Bốn hào kia thì hào 1 và 3 đắc chính mà không đắc trung, hào 4, 6 không đắc chính cũng không đắc trung.
Do đó hào 5 quẻ Kiền là hào tốt nhất trong quẻ, mà danh Tử “cửu ngũ” (cửu là dương, ngũ là thứ 5, cửu ngũ là hào thứ 5, dương) trỏ ngôi vua, ngôi chí tôn.
6 không chính cũng không trung
5 vừa trung vừa chính
4 không chính cũng không trung
3 chính mà không trung
2 trung mà không chính
1 chính mà không trung

que thuan can
Một thí dụ nữa, quẻ Thủy hỏa Kí Tế:
6 chính mà không trung
5 vừa trung vừa chính
4 chính mà không trung
3 chính mà không trung
2 vừa trung vừa chính
1 chính mà không trung

thuyhoakyte
Trong 64 quẻ, không có quẻ nào mà hào nào cũng tốt ít nhiều có được một đức hoặc trung, hoặc chính, có hào (5) được cả hai, như quẻ này, cho nên mới có nghĩa là kí tế: đã nên việc, đã xong, đã qua sông.
Quẻ này cũng có hào “cửu ngũ” nhưng ở đây, nó không trỏ ngôi vua, vì ở trong quẻ Kiền, quẻ quí nhất (tượng trưng trời) đứng đầu 64 quẻ nó mới thực có giá trị lớn, ở quẻ Kí tế trỏ việc đòi nó chỉ tương đốỉ có giá trị mà thôi.
Quan niệm trung chính là quan niệm căn bản của Dịch, cho nên Trương Kỳ Quân bảo: “Dịch là gì? Chỉ là trung chính mà thôi. Đạo lý trong thiên hạ chỉ là khiến cho việc không trung trở về chỗ trung, việc không chính trở về chỗ chính.
Thời – Vị trí của mỗi hào còn cho ta biết thời của mỗi hào nữa, vì như trên chúng ta đã biết, hào là 1 sơ thời, hào 3 là mạt thời của nội quái, hào 4 là sơ thòi, hào 6 là mạt thời của ngoại quái cũng là mạt thời của trùng quái.
Xét về phương diện từ thì là vị trí chính hay không chính, xét về phương diện động thì là cập thời hay không cập thòi.
Ví dụ: Quẻ Kiền, hào sơ, dương ở dương vị, là đức chính nhưng vì là hào sơ, chỉ mới có đức thôi, chưa có tiếng tăm mà tài đức cũng chưa cao, nên còn phải ở ẩn, nếu hấp tấp mà vội xuất đầu lộ diện thì là bất cập thời, bất hợp thòi.
Lên hào 2, mới nên xuất hiện (nhưng chưa nên làm gì) như vậy là cập thời hợp thời.
Lên hào 5, vừa trung vừa chính, tài đức đã trau dồi lâu rồi là lúc làm nên sự nghiệp, làm là cập thời, không làm là bỏ lõ thời cơ.
Tới hào 6, hào cuối cùng, thịnh cực rồi tất phải suy, không biết kịp thời rút lui, thì sẽ bị họa.

ý nghĩa các hào
Vì vậy quan niệm thời còn quan trọng hơn quan niệm trung chính nữa, và Tiết tuyên nói rất đúng:
“Sáu mươi bốn quẻ chỉ có một lẻ, một chẵn (một dương một âm); mà vì ở vào những thời khác nhau, cái “vị” (trí) không giống nhau, cho nên mới có vô số sự biến. Cũng như con người, chỉ có động với tĩnh, mà vì “thời” và (địa) “vị” không giống nhau, cho nên có cái đạo lý vô cùng, vì thế mới gọi là dịch (biến dịch)”.

Comments

comments


0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder
Chat Zalo

0975566641