1. Thiên Văn trong nền Văn Hoá Việt:
Chúng ta đều biết, quá trình nhận thức của con người nói chung đều bắt nguồn từ những quan sát các hiện tượng đời thường, ngày qua ngày mà đúc kết nên những kinh nghiệm để phục vụ cuộc sống. Khi đã quan sát qua thời gian dài, con người cố tìm hiểu để phát hiện ra quy luật của những hiện tượng ấy, và cố gắng giải thích nó bằng những kiến thức tích luỹ hoặc sáng tạo ra kiến thức mới để giải thích về những hiện tượng này. Và cứ như vậy KHOA HỌC đã ra đời. Người Phương Đông cũng không nằm ngoài cái quy luật này , mọi nhận thức của người Phương Đông đều xuất phát từ việc quan sát những Hiện Tượng Thiên Nhiên hàng ngày diễn ra . Từ đó đúc kết ra nền Lý Học Đông Phương đồ sộ. Và chúng ta cũng thấy sẽ không phải là sai lầm nếu cho rằng THIÊN VĂN là nguồn gốc của nền Lý Học Đông Phương.
Dĩ nhiên Thiên Văn nó chỉ là mặt Tự NHIÊN, ngoài ra còn phải có mặt Xã Hội nữa mà tiêu biểu là NHÂN SINH QUAN thì nền Lý Học Đông Phương mới có thể hình thành và phát triển.
Nền Văn Minh của dân tộc Việt vốn là nền Văn Minh lúa nước. Chính vì thế những yếu tố về khí hậu thời tiết là vô cùng quan trọng. Trong dân gian câu nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống“ cũng nói lên sự quan trọng của khí hậu đứng hàng thứ nhất. Như vậy việc trồng trọt việc quan trọng đầu tiên là phải được tiến hành đúng lúc, đúng thời vụ. Nhưng làm sao để có thể làm được như vậy ? Con đường duy nhất là quan sát những chu kỳ nóng lạnh nắng mưa qua sự vận động của Mặt Trời Mặt Trăng cùng các Tinh Tú trên trời qua nhiều năm mà đúc rút ra quy luật. Chính những quan sát này đã khiển con người nhận ra rằng, mỗi khi Mặt Trời, Mặt Trăng hay các Tinh Tú quan sát thấy trên bàu trời có gì biến đổi lạ thì sẽ xảy ra những hiện tượng khí hậu thời tiết và con người (ví dụ như mưa nắng, bệnh dịch, thiên tai…). Và từ đó họ đi đến kết luận : “Con người liên quan mật thiết đến vũ trụ. Sự vận động của các Tinh Tú trên bầu trời ảnh hưởng mạnh mẽ và quyết định đến số phận cũng như đời sống hàng ngày của mỗi cá thể “.
Những quan sát Thiên Văn qua bao đời để phục vụ cho Trồng Trọt đã cho ra đời LịCH, một bảng tóm lược quy luật của thiên nhiên về thời tiết, nó là kim chỉ nam cho nhà nông biết về thời vụ để gieo cấy trồng trọt. Và hơn thế LỊCH là thông số đầu vào cho mọi môn Khoa Học của Lý Số Đông Phương. Và dựa trên kết luận về con người và vũ trụ nêu ra ở trên, những môn học thuật như Thái ất, Độn Giáp, Lục Nhâm, Tử Vi,… đã ra đời . Nó thể hiện cái khát vọng chinh phục thiên nhiên, tiên tri về vận mệnh của chế độ, của quốc gia hay cho từng cá nhân.
2. Quan niệm của Phương Đông về Vũ Trụ và Bầu Trời:
Quan sát Thiên Văn qua bao đời, người xưa đã nhận thấy : trên bầu trời hàng ngày có 7 vì sao sáng nhất đó là Nhật Nguyệt, Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ ; họ gọi 7 sao này là Thất Đại Diệu. Và đặc biệt họ còn nhận thấy, có một ngôi sao luôn luôn đứng yên trên bầu trời, toàn bộ các ngôi sao khác phải chuyển động quanh nó, đó chính là sao Bắc Thần (hay Bắc Đẩu) . Chính vì sự đặc biệt này mà người xưa cho rằng, sao Bắc Thần là vị sao chúa tể của cả bầu trời, là nơi ngự của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Trong Thiên Văn Hiện Đại sao Bắc Thần chính là sao ALPHA trong chòm Tiểu Hùng (Ursa minor).
3. Sự phân chia bầu trời:
3.1 Nhị Thập Bát Tú
Sau khi xác định được sao Bắc Thần. Người Phương Đông xưa đã xem nó là Trung Tâm bầu trời, lấy nó làm tâm tính ra mà phân thành Tam Viên :
Tử Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên. Khu vực ngoài Tam Viên chính là các Thiên Cương Địa Sát. Và để phân định phương hướng họ đã dùng 4 chòm sao rất lớn là :
- Thanh Long nằm ở phía Đông
- Bạch Hổ nằm ở phía Tây
- Chu Tước nằm ở phía Nam
- Huyền Vũ nằm ở phía Bắc
Bốn chòm sao rất lớn này chứa 28 chùm sao nhỏ hơn gọi là Nhị Thập Bát Tú, ở gần Hoàng Đạo và Xích Đạo. Thời cổ dùng làm tiêu chí để tham chiếu với chuyển động của Mặt Trời (Hoàng Đạo), Mặt Trăng (Bạch Đạo) và Ngũ Tinh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. Người xưa tin rằng Nhị Thập Bát Tú này tuân lệnh Thượng Đế giám sát bốn phương, quyền năng ảnh hưởng mạnh mẽ lên chốn phàm trần. Nhị Thập Bát Tú được tính theo chu kỳ xấp xỉ 28 ngày của Mặt Trăng (đúng ra là 29, 2455 ngày), khởi đầu là sao Giốc là sao mà cán chòm Bắc Đẩu Thất Tinh chỉ vào.
Hình ảnh của 4 chòm sao Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ và Huyền Vũ theo đúng bốn hướng Đông, Nam, Tây và Bắc.

Chòm Thanh Long nằm ở phía Đông gồm có 7 sao : Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ và Cơ. Tên đầy đủ là : Giốc Mộc Giảo (con Cá Sấu), Cang Kim Long ( Rồng), Đê Thổ Bức (con Dơi), Phòng Nhật Thố (con Thỏ), Tâm Nguyệt Hồ (con Cáo), Vĩ Hoả Hổ ( con Hổ) và Cơ Thuỷ Báo (con Báo) . Đứng chính giữa là sao Phòng Nhật Thổ (con Thỏ) hay chính là MÃO, cho nên MÃO nằm ở hướng CHÍNH ĐÔNG.

Chòm Chu Tước nằm ở phía Nam gồm 7 sao : Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh,Trương, Dực và Chẩn. Tên đầy đủ là : Tinh Mộc Hãn (còn Bò), Quy Kim Dương ( con Dê), Liễu Thổ Chương (con Cheo), Tinh Nhật Mã (con Ngựa), Trương Nguyệt Lộc (con Hươu), Dực Hoả Xà (con Rắn) , Chẩn Thuỷ Dẫn (Giun). Nằm chình giữa chòm Chu Tước là sao Tinh Nhật Mã, chính vì thế mà NGỌ là cung nằm ở hướng CHÍNH NAM

Chòm Bạch Hổ nắm ở phía Tây gồm 7 sao : Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm. Tên đầy đủ là : Khuê Mộc Lang (chó sói), Lâu Kim Cẩu (chó nhà), Vị Thổ Trệ (Chim Trĩ), Mão Nhật Kê (Gà), Tất Nguyệt Ô (Quạ), Chuỷ Hoả Hầu (Khỉ) và Sâm Thuỷ Viên (Vượn) . Nằm chính giữa chòm Bạch Hổ là sao Mão Nhật Kê, chính vì thế DẬU là cung ở phía CHÍNH TÂY.

Chòm sao Huyền Vũ nằm ở phía Bắc gồm 7 sao : Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất và Bích .Tên đầy đủ là Đẩu Mộc Giải ( Giải), Ngưu Kim Ngưu (Trâu), Nữ Thổ Lạc(Nhím), Hư Nhật Thử (Chuột), Nguy Nguyệt Yến (chim yến), Thất Hoá Trư (Lợn) và Bích Thuỷ Dư(Cừu) . Nằm chính giữa chòm Huyền Vũ là sao Hư Nhật Thử, chính vì thế TÝ là cung nằm ở hướng CHÍNH BẮC.

Như vậy dựa vào Nhị Thập Bát Tú mà người xưa đã định ra phương hướng lấy Trung Thiên Bắc Cực làm trung tâm, Nhị Thập Bát Tú làm chuẩn để định ra bốn hướng Đông Tây Nam Bắc và Tứ Chính : Tý (Chính Bắc), Ngọ (Chính Nam), Mão (Chính Đông) và Dậu (Chính Tây).
4. Cửu Đại Diệu:
Ngoài Nhị Thập Bát Tú, người Phương Đông cổ còn thấy 7 vị sao sáng nhất trên bầu trời là Mặt Trời, Mặt Trăng và 5 hành tinh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. Và họ tin rằng trên mỗi một vị sao có một vị Tinh Quân cai quản, quyền năng ảnh hưởng rất lớn lên chốn phàm trần. Và họ gọi chung 7 sao này là Thất Đại Diệu (7 ngôi sao rất sáng).
- Mặt Trời hay còn gọi là NHậT được cai quản bởi Thái Dương thần quân, thần quân ngự ở cung Quang Minh.
- Mặt Trăng hay còn gọi là NGUYệT được cai quản bởi Thái Âm thần quân, thần quân ngự ở cung Quảng Hàn.
- Sao Thuỷ hay còn gọi là Bắc Thần Nhất Khí Thuỷ Diệu được cai quản bởi Thuỷ Diệu thần quân.
- Sao Hoả hay còn gọi là Nam Ly Nhị Khí Hoả Đức được cai quản bởi Hoả Đức thần quân.
- Sao Thổ hay còn gọi là Trung Ương Ngũ Khí Thổ Tú được cai quản bởi Thổ Tú thần quân
- Sao Mộc hay còn gọi là Đông Chấn Tam Khí Mộc Đức được cai quản bởi Mộc Đức thần quân
- Sao Kim hay còn gọi là Tây Đoài Cửu Khí Thái Bạch được cai quản bởi Thái Bạch thần quân hay Thái Bạch Kim Tinh.
Ngoài ra còn có hai sao La Hầu và Kế Đô, hai sao này không có thật trên bàu trời, nhưng do quan sát thấy Nhật Thực và Nguyệt Thực mà người xưa tin rằng có hai hung thần La Hầu đã che mất Mặt Trời và Kế Đô đã che mất Mặt Trăng. Chính vì thế hai hung thần cũng được cai quản bởi 2 vị Thần Quân có quyền năng sánh ngang cùng Thất Đại Diệu. Hai cái tên La Hầu và Kế Đô thật ra có nguồn gốc từ ấn Độ theo Phạn Lịch lưu truyền vào. Đại Việt Sử ký Toàn Thư chép lại : người Phạn gọi Hung Thần che mất Mặt Trời
khi có Nhật Thực là Rahu và Hung Thần che mất Mặt Trăng khi có Nguyệt Thực là Kethu. Rahu được hán hoá thành La Hầu và Kethu được hán hoá thành Kế Đô.
Thất Đại Diệu cùng với La Hầu, Kế Đô chính là Cửu Đại Diệu trong Thiên Văn cổ Phương Đông. Nó là nguôn gốc cho việc năm nay hạn đến sao gì ? “ Con trai rất sợ hạn La Hầu (do nó che Nhật), con gái rất sợ hạn Kế Đô (do nó che Nguyệt) “ thực ra nguốn gốc Thiên Văn thì chẳng có vận hạn gì hết, xét cho cùng đấy chỉ là thuật lừa người của bọn bói toán thuật sĩ mà thôi.
5. Tam Viên:
Tam Viên chính là Tử Vi Viên, Thái Vi Viên và Thiên Thị Viên đóng vai trò quan trọng nhất trong Thiên Văn cổ Phương Đông. Tử Vi Viên là nơi trung tâm của bầu trời, nơi ngự của sao Bắc Thần được giới hạn bởi hai hàng Tử Vi Tả Viên và Tử Vi Hữu Viên. Phía Nam Tử Vi Viên là Thái Vi Viên và phía Đông là Thiên Thị viên.

Chúng ta có thể nhìn thấy Tử Vi Viên được bao bọc bởi Tử Vi Tả Viên (14) và Tử Vi Hữu Viên (15). Chính giữa là chòm sao Tiểu Hùng (1) (sao Bắc Thần là sao sáng nhất trong chùm Tiểu Hùng). Chòm Bắc Đẩu Thất Tinh (17) trấn giữ ngay cửa ra vào của Tử Vi Viên. Từ đó chúng ta có thể thấy Tử Vi Viên chính là Tử Cấm Thành, nơi tôn quý nhất của bầu trời, là chốn Đế Toạ, nơi ở của Ngọc Hoàng Thượng Đế.



Tam Viên đóng vai trò là Trung Tâm của bầu trời là khu vực của Chủ TINH. Còn sao Chổi là Tuệ Tinh hay còn gọi là sao Bột, sao Khí đóng vai trò là KHáCH TINH. Khách Tinh đi vào địa phận Tam Viên đó là điềm Vua bị tối hung. Điều này độc giả hoàn toàn có thể kiểm tra trong các sách về Lịch Sử ghi chép rất rõ ràng về việc Khách Tinh phạm Chủ.
6. Hà Đồ lạc thư
Nghiên cứu về Lý Học Đông Phương ai cũng biết đến Hà Đồ Lạc Thư, nhưng việc lý giải cho sự xuất hiện của Hà Đồ và bản chất ý nghĩa của nó còn quá mơ hồ và thần bí. Tác giả dựa trên những quan sát Thiên Văn rất thuần tuý và tài liệu về Thiên Văn cổ xin được nêu ra ý kiến của mình : “ Hà Đồ, Lạc Thư chính là những bản đồ mô tả bầu trời với các chùm sao của người Phương Đông cổ “

Quan sát kỹ hình ảnh Hà Đồ và thử quan sát bầu trời ta có thể thấy như sau: (dựa theo lịch kiến Tý)
- Hàng tháng vào ngày 1, 6, 11, 16, 26 ; hàng năm cứ vào tháng 1, tháng 6 quan sát thấy sao Thuỷ có sắc đen xám ở phương Bắc.
-Hàng tháng vào ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 ; hàng năm cứ vào tháng 2, tháng 7 quan sát thấy sao Hoả với sắc đỏ sậm ở phương Nam
-Hàng tháng vào ngày 3, 8, 13, 18, 23, 28; hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 8 quan sát thấy sao Mộc sắc xanh ở Phương Đông
-Hàng tháng vào ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29; hàng năm cứ vào tháng 4, tháng 9 quan sát thấy sao Kim sắc trắng ở Phương Tây
-Hàng tháng vào ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30; hàng năm cứ vào tháng 5, tháng 10 quan sát thấy sao Thổ sắc vàng đục ở giữa trời.
Như vậy Thiên Văn lí giải cặn kẽ và khoa học sự hình thành của Hà Đồ và những kí hiệu trên Hà Đồ.

Về Lạc Thư xin đọc giả quan sát kĩ hình ảnh của Tử Vi Viên và Thái Vi Viên sẽ thấy.
– Năm chấm Trắng ở giữa chính là toà Ngũ Đế trong Thái Vi Viên.
– Một chấm Trắng tại phương chính Bắc là Sao Bắc Thần, phương chính Nam là chùm Thiên Kỷ (9 sao), phương chính Tây là chùm Thất Công (7 sao), phương chính Đông là 3 sao trong chùm Câu Trần.
– Bên phải Thiên Kỷ là 2 sao Hổ Bôn, bên trái là 4 sao Tứ Phụ Bên phải Bắc Thần là 6 sao Thiên Trù, bên trái bắc cực là 8 sao Hoa Cái .
Như vậy Lạc Thư chẳng qua là bản đồ mô tả những chùm sao quan trọng nhất của Tam Viên, Hà Đồ là mô tả sự chuyển động quy luật của Ngũ Đại Diệu Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ.
Lý Học Đông Phương có Tam Thức đó chính là Thái ất, Độn Giáp và Lục Nhâm, trong đó Thái ất chủ về Thiên, Độn Giáp chủ về Địa và Lục Nhâm chủ về Nhân. Môn Thái ất ứng dụng Lạc Thư ghép vào 16 cung Thần, dùng chuyển động của các Tinh Tú và Thiên Văn để dự đoán thịnh suy bĩ thái cát hung, bao trùm lên tất cả. Như vậy chúng ta càng thấy rõ một cội nguồn rất khoa học của các môn Lý Học Đông Phương chính là THIÊN VĂN.
Kết thúc kỳ đầu tiên, để nhận biết Thiên văn – Tử vi có mối quan hệ gần gũi trong lý học Đông – Tây Phương
Bài viết kỳ sau: Nguồn gốc 12 cung Địa Bàn của Tử Vi
0 Bình luận