1- Cung phi động và tác dụng giao thoa của lưu diệu

Nguyên cứu Tử Vi Đẩu Số, nếu chỉ quan sát các sao ở 12 cung “thiên bàn”, thì chỉ có thể luận đoán cách cục cơ bản của mệnh tạo (tức khuynh hương Tiên thiên). Nhưng người có cách cục tốt, chưa chắc Năm hạn nào cũng tốt; người có cách cục xấu, chưa chắc Năm hạn nào cung xấu. Do đó cần phải mang tinh bàn “phi động” ra để nghiên cứu tỷ mỉ, xem vận thế của Mệnh tạo trong mỗi một Năm hạn. Đây mới là chỗ tinh hoa của Đẩu Số. (Thuyết “phi động” người đầu tiên nói đến là Quan Vân Chủ Nhân trong Tử Vi Đẩu Số tuyên vi).

Đẩu số giống với khoa Tử Bình, cứ 10 năm được coi là một Đại hạn. Đại hạn khởi đầu từ cung mệnh, dương nam âm nữ đi thuận, âm nam dương nữ đi ngược, đếm đến cung vị nào thì đó là cung Mệnh đại hạn 10 năm. Rồi cũng khởi đầu từ cung mệnh của Đại hạn đếm theo chiều nghịch (của chiều kim đồng hồ), bày lần lượt 11 cung còn lại, mà không cần chú ý đến tên gọi gốc của “thiên bàn”.

Giả thiết mệnh tạo là Dương nam, thuộc mộc tam cục, Mệnh lập tại Dần, xét Đại hạn Mậu Thìn 23 – 32 tuổi, cung mệnh của Đại hạn ở cung Mậu Thìn, tức là cung Phúc đức của thiên bàn tại Thìn, thế là từ cung Mậu Thìn, bầy bố theo chiều nghịch.

– Cung Đinh Mão là cung Huynh đệ của Đại hạn

– Cung Bính Dần là cung Phu thê của Đại hạn

– Cung Ất Sửu là cung Tử Tức của Đại hạn

– Cho đến cung Kỷ Tị là cung Phụ Mẫu của Đại hạn

Tới đây, có thể căn cứ vào tổ hợp sao của các cung, tham khảo những điều đã luận thuật ở chương trước để luận đoán, thì có thể biết mệnh tạo trong đại hạn 23 – 32 tuổi sẽ gặp các tình huống cát hung thế nào.

Tinh bàn gốc đã bài bố chỉ là “thiên bàn”, hoặc địa bàn cố định bất động, lúc muốn luận đoán 12 cung của Đại hạn, còn phải thêm vào các “Lưu diệu” thuộc đại hạn đó. Lưu diệu được dùng trong phái Trung Châu có mấy loại như dưới đây:

1)- Lưu diệu dựa vào thiên can của cung mệnh (đại hạn) để an: lưu Hóa Lộc, lưu Hóa Quyền, lưu Hóa Khoa, lưu Hóa Kị, lưu Lộc (lộc tồn), lưu Dương (kình dương), lưu Đà (đà la), lưu Khôi (thiên khôi), lưu Việt (thiên việt), lưu Xương (xăn xương), lưu Khúc (văn khúc)

2)- Lưu diệu dựa vào địa chi của cung mệnh (đại hạn) để an: lưu Mã (thiên mã)

Theo ví dụ trên:

– Cung mệnh của Đại hạn từ 23 – 32 tuổi là ở cung Mậu Thìn, cho nên can Mậu là can của cung mệnh Đại hạn

– Vì vậy trong Đại hạn này, căn cứ vào can Mậu, thì lưu hóa Lộc là Tham Lang, lưu hóa Quyền là Thái Âm, lưu hóa Khoa là Thái Dương (??? kiểm), lưu hóa Kị là Thiên Cơ, lưu Lộc ở cung Tị, lưu Dương ở cung Ngọ, lưu Đà ở cung Thìn.

– Lại vì Thìn là chi của cung mệnh Đại hạn, cho nên lưu Mã ở cung Dần.

Người mới nghiên cứu Đẩu Số, tốt nhất nên điền các “lưu diệu” vào một tinh bàn mới (Nhân bàn), còn đối với người đã thuộc phương pháp an sao, thì các lưu diệu ở đâu chỉ nhìn một cái thì biết liền, không cần điền vào tinh bàn. Nhất là lúc luận đoán “Lưu niên”, “Lưu nguyệt”, “Lưu nhật”, giả dụ như điền hết các Lưu diệu vào thì cả tinh bàn chi chít toàn sao, sẽ làm rối mắt, đồng thời sẽ làm ảnh hưởng đế sự suy nghĩ tính toán. Do đó thuộc lòng phương pháp an sao là rất quan trọng, Nếu không thì nên lập nhiều tinh bàn – tức là nhân bàn của từng thứ loại.

Khi luận đoán Lưu niên – Lưu nguyệt – Lưu nhật, thì có một nguyên tắc cần phải biết như sau:

1) Phàm có các Lưu diệu thì lấy Lưu diệu làm chủ, các sao ở mệnh bàn gốc (thiên bàn) không xung thì không sinh ra tác dụng (xin nhắc lại là nếu không xung thì không sinh ra tác dụng). Ví dụ như, tinh bàn gốc có Lộc tồn ở cung Tị, lưu Lộc ở cung Thân, cả hai chẳng ở phương vị tam phương tứ chính. Hay như Kinh dương gốc ở cung Ngọ, lưu Dương ở cung Dậu, còn Đà là gốc ở cung Thìn, lưu Đà ở cung Mùi, cung không có quan hệ hội hợp với các sao ở tam phương tứ chính. Cho nên khi luận đoán, Kình dương, Đà la, Lộc tồn của tinh bàn gốc tuy có ảnh hưởng đối với 12 cung của Đại hạn, nhưng tác dụng không lớn. Trái lại, lưu Lộc, lưu Dương, lưu Đà sẽ có tác dụng khá lớn.

2)- Nếu các sao ở trong tin bàn gốc, xung hội với “Lưu diệu” ở tam phương tứ chính, thì sác mạnh tăng thêm, hai bên sẽ phát huy tác dụng. Ví dụ như Lộc tồn nguyên cục ở tại cung Tị, lưu Lộc ở cung Hợi, nguyên cục “Lộc” và “Lưu Lộc” hai bên đối xứng. Hoặc như Kình dương ở cung Ngọ mà lưu Dương ở cung Tí, Đà la ở cung Thìn mà lưu Đà ở cung Tuất, như vậy nguyên cục và Lưu hai bên cũng đối xứng, làm cho tổ hợp các sao mạnh thêm nhiều. Do đó khi luận đoán 12 cung của Đại hạn, toàn bộ 6 sao trong đó 3 sao của nguyên cục và 3 sao “lưu” đều có tác dụng.

3)- Các sao xung động với “lưu diệu” thì lấy trường hợp đồng cung là mạnh nhất; trường hợp tương xung ở đối cung là kế đó; trường hợp hội chiếu ở cung tam hợp là cuối cùng.

4)- Khi luận đoán Đại hạn, cần lưu ý quan hệ xung hội của tinh bàn gốc với “lưu diệu” của Đại hạn.

Lúc luận đoán Lưu niên, cần lưu ý quan hệ xung hội giữa lưu diệu của Đại hạn với lưu diệu của lưu niên. Các sao tương đồng ở tinh bàn gốc có ảnh hưởng rất nhỏ, trừ trường hợp có hai “lưu diệu” đồng thời xung động, nếu không, về căn bản không cần lưu ý. Theo như ví dụ trên, lúc luận đoán Lưu niên, Lộc Tồn của tinh bàn gốc ở cung Tị, không có Lộc Tồn của Đại hạn ở tam phương tứ chính hội chiếu, cũng không có Lộc Tồn của Lưu niên hội chiếu. Nên khi luận đoán Lưu niên, có thể không cần lưu ý gì thêm.

Nhưng Kình dương, Đà là, Lộc tồn của đại hạn thì có Kình dương, Đà la, Lộc tồn của lưu niên ở đối cung của chúng xung đột, sức mạnh của hai bên mạnh thêm. Do đó khi luận đoán Lưu niên, chỉ cần xem xét Kình dương, Đà la, Lộc tồn của Đại hạn và Lưu niên.

Như tình huống ví dụ đã nói trên, Lộc tồn gốc tại cung Tị, Lộc tồn của đại hạn ở cung Tý, Lộc tồn của Lưu niên ở cung Hợi, theo đó Lộc tồn gốc tuy không hội chiếu với Lộc tồn của đại hạn ở cung Tý, nhưng xung hội với Lộc tồn của Lưu niên ở cung Hợi, do đó vẫn có thể phát sinh sức mạnh.

Có điều, giả dụ Lộc tồn của Đại hạn ở cung Dậu, như vậy lại tương hội với Lộc tồn gốc tại cung Tị, thì sao Lộc Tồn này, do đồng thời có lưu Lộc của Đại hạn ở Dậu và lưu Lộc của Lưu niên ở Hợi, tam phương xung hội, nên sức mạnh của nó tuyệt đối không được xem thường.

Lúc luận đoán Lưu nguyệt, chỉ xem trọng lưu diệu của Lưu nguyệt và lưu diệu của Lưu niên. Chỉ khi nào lưu diệu của Đại hạn cũng ở trong tình huống bị xung động mới có sức mạnh, các sao tương đồng trong tinh bàn gốc (thiên bàn), sức ảnh hưởng rất nhỏ, có thể không cần lưu ý gì thêm.

Lúc luận đoán Lưu nhật, sức mạnh lần lượt giảm thêm, thông thường lưu diệu của Đại hạn, và các sao tương đồng của tinh bàn gốc có thể không cần lưu ý gì thêm.

Các nguyên tắc kể trên rất quan trọng, khi luận đoán Đại hạn, Lưu niên, Lưu nguyệt, Lưu nhật, không được xem thường. Nếu không sẽ rối mắt, mà không cách nào luận đoán. Nhất là khi luận đoán Lưu nhật, trong tinh bàn đày dẫy lưu diệu, hơn nữa, nhất định tình trạng Cát Hung sẽ lẫn lộn, nếu không biết nguyên tắc cái nào lấy cái nào bỏ, thì sẽ không biết định tính chất Cát Hung của các sao hội hợp như thế nào.

2- Quy tắc quan sát các sao của Đại hạn và Lưu niên

Sau khi biết rõ các nguyên tắc thuật ở trên, và đã tìm hiểu về “tinh bàn phi động”, cho tới cách nhập thêm lưu diệu, tốt nhất ta nên bắt đầu từ Đại hạn và lưu niên, để nghiên cứu phương pháp luận đoán.

Để tiện cho việc thuyết minh, tốt nhất tôi xin đơn cử một ví dụ thực tế:

Mệnh bàn của một phụ nữ, âm nữ, kim tứ cục, mệnh chủ Văn khúc, Thân chủ Thiên đồng, mệnh lập tại cung Ất Mùi vô chính diệu gặp Tuần Không.

Điều đáng chú ý là cung Phu ở Tị có Thiên cơ, Hữu bật, Thiên mã đồng độ, hội tinh hệ Thiên đồng, Cự môn hóa Lộc ở cung Tân Sửu (di), Thái âm ở cung Kỷ Hợi, cung Đinh Dậu vô chính diệu (phúc), vì vậy mượn Thiên lương, và Thái dương hóa Quyền ở cung Tân Mão để “nhập cung an sao” cho cung Đinh Dậu. Các sao có tổ hợp dạng này thoạt nhìn thấy rất tốt, Hóa Lộc, Hóa Quyền và Lộc tồn cùng chiếu, có vẻ như có thể lấy được người chồng giầu sang.

Nhưng Thiên cơ ở cung Phu vốn có tính chất hiếu động, trôi nổi, thêm vào đó còn có Thiên mã đồng độ, tính chất hiếu động trôi nổi càng tăng. Cung Phu không ưa Tả phù Hữu bật, nhưng hai sao này lại đồng độ và hội hợp cung Phu. Ngoài ra, Thái dương và Thiên lương, Thiên đồng và Cự môn đều chẳng phải là tổ hợp sao có lợi cho cung Phu, cho nên cung Phu trong mệnh bàn có thể nói là cát – hung lẫn lộn. Cát hay Hung thì ảnh hưởng của Đại vận là tất lớn.

Lúc vào Đại hạn Bính Thân từ 14 – 23 tuổi, cung Phu ở cung Giáp Ngọ, thấy Tử vi xung chiếu tham lang ở Tý, gặp thêm các sao đào hoa Hồng loan, Thiên hỷ, Hàm trì, Thiên diêu, nhưng đáng tiếc lại hội chiếu Văn xương hóa Kị ở cung Mậu Tuất, sao Kị này lại xung khởi Liên trinh hóa Kị của Đại hạn ở đồng cung; sao Văn xương là sao lễ nhạc, Liêm trinh là sao chủ về tình cảm, cùng lúc đều Hóa Kị, cho nên trong đại hạn này, tìm không được người bạn đời ký tưởng là điều có thể thấy trước. Huống hồ Kình dương và Linh tinh ở cung Mậu Tuất lại xung khởi lưu Dương của đại hạn cung Giáp Ngọ, cho nên ắt sẽ có sóng gió, trắc trở về tình cảm.

Đến đại hạn Đinh Dậu từ 24 – 33 tuổi, cung Phu của đại hạn ở cung Ất Mùi, vô chính diệu, mượn Thiên đồng và Cự môn ở đối cung để “nhập cung an sao” cho cung Mùi. Trong đại hạn Đinh Dậu thì Cự môn hóa Kị, cùng với sao Hóa Lộc của nguyên cục tổ hợp thành tinh hệ “Kị xung Lộc”, đồng thời có Thái âm hóa Lộc ở cung Kỷ Hợi, Thái dương hóa Quyền ở cung Tân Mão hội chiếu. “Âm Dương Lộc Quyền” hội hợp, vì vậy đây là vận trình kết hôn, nhưng có lưu Dương của đại hạn ở cung Ất Mùi và Cự môn hóa Kị cùng thủ cung Phu của đại hạn, nên đã ngầm phục nguy cơ; thêm vào đó “Thái dương Thiên lương” có Thiên nguyệt đồng độ, là tinh hệ chủ về bệnh mãn tính thuộc hệ thần kinh, mà cung Kỷ Hợi lại có Địa kiếp, do đó cuộc tình duyên này thực tình không dám khen ngợi, tâng bốc.

Năm Mậu Ngọ 1978, cung Mệnh của lưu niên và cung Phu của lưu niên cùng hội hợp Tham lang hóa Lộc ở cung Canh Tý, lại thêm các sao “đào hoa” đồng độ, vì vậy chủ về “thành hôn mà không có nghi lễ chính thức”. Tốt nhất ta xem tình huống cung Phu của lưu niên (cung Nhâm Thìn) có lưu Đà đồng độ, xung hội với Đà là của mệnh bàn, cũng chẳng thể khen.

Cho nên sau khi kết hôn năm Kỷ Mùi 1979, vào năm Quý Hợi 1983 cung Phu của lưu niên mượn tổ hợp “thái dương Thiên lương” và Thiên nguyệt ở cung Tân Mão, để “nhập cung an sao” cho cung Đinh Dậu, bị Kinh dương của lưu niên ở cung Tân Sửu hội chiếu, dẫn động lưu Đà của đại hạn ở cung Quý Tị, thế là tình cảm vợ chồng đổ vỡ, nguyên nhân là do chồng sử dụng ma túy (bệnh mãn tính thuộc hệ thần kinh).

Lại xem cung Phúc (Kỷ Hợi) của đại hạn Đinh Dậu, bị lưu Dương và lưu Đà của đại hạn hội chiếu, ở tinh bàn gốc lại có Địa không, Địa kiếp (Kỷ Hợi), thêm vào đó lại xung chiếu Thiên cơ, Thiên mã, Hữu bật từ cung Quý Tị, cho tới mượn phép “an sao nhập cung” của cung Tân Sửu là tinh hệ “Thiên đồng Cự môn” cho cung Ất Mùi, và “Thái dương Thiên lương”, đều là nhóm sao chủ về điều tiếng thị phi.

Còn trung hợp một điều nữa là, cung mệnh của đại hạn Đinh Dậu cũng hội hợp với tinh hệ đồng dạng, đây chính là tượng trưng cho tinh thần của mệnh tạo ở trong tình huống rất bối rối khó xử.

Năm Giáp Tý 1984, “Vũ khúc Thiên tướng” ở cung Phúc (Canh Dần) bị Thái dương hóa Kị ở cung Tân Mão và Kình dương của lưu niên, cùng với Cự môn hóa Kị ở cung Tân Sửu và Đà la của lưu niên giáp cung. Đây là tổ hợp tam trùng “Hình Kị giáp ấn”, “song Kị giáp”, “Dương Đà giáp”, mà còn là Cục xấu “Linh Xương Đà Vũ”. Vì vậy năm đó đã từng có ý không còn muốn sống, nhưng may mắn được Lộc tồn của đại hạn ở cung Giáp Ngọ, nên không chết.

Từ phân tích ở trên, thiết nghĩ bạn đọc đã có cái nhìn nhật định về phương pháp luận đoán các sao của mệnh bàn.

Bây giờ ta xem thêm một ví dụ khác, đồng thời nghiên cứu vài quy tắc về cách quan sát các sao.

Nữ mệnh, âm nữ, Mệnh chủ Tham lang, Thân chủ Hỏa linh, mệnh nguyên cục ở cung Giáp Tý có Tham lang tọa thủ. Trong mệnh bàn, cung vị xấu nhất là cung Đinh Tị (tức cung Nô), cung vị này có Kình dương và Đà la giáp cung, trong cung có Thiên cơ hóa Kị tọa thủ, cấu tạo thành cách xấu “Kình Đà giáp Kị”, mà Thiên cơ lại có Hỏa tinh đồng độ, cũng đồng dạng bị Kình Đà giáp cung, tính cứng rắn hình khắc, cũng vì vậy mà mạnh thêm. Mở mệnh bàn ra, trước tiên nên tìm ra cung vị xấu nhất hoặc tốt nhất, là quy tắc 1 của phép quan sát các sao.

Có 3 cung vị bị cung Đinh Tị gây ảnh hưởng, đó là Tân Dậu, Quý Hợi, Ất Sửu, trong đó có cung Tân Dậu là xấu nhất, bởi vì nó đồng thời tương hội với Linh tinh của cung Ất Sửu, tức là bị 2 sao Hỏa tinh và Linh tinh cùng chiếu xạ theo kiểu “song phi hồ điệp”

Cung Tân Dậu là cung mệnh của đại hạn từ 34 – 43 tuổi (tử tức). Sau khi tìm ra cung vị xấu nhất hoặc tốt nhất, tiếp đến phải tìm ra “tam phương” mà nó bị ảnh hưởng, tức là vì bị chúng ảnh hưởng mà biến thành cung xấu hay biến thành cung tốt, đây là quy tắc 2 của phép quan sát các sao.

Do cung mệnh của đại hạn có khuyết điểm, vì vậy cần phải tiếp tục tìm ra cung vị nào xấu hơn trong đại hạn. Ta có thể lưu ý cung Bính Thìn (quan lộc), trong cung nguyên cục có Thất sát và Đà la tọa thủ; lúc vào đại hạn Tân Dậu thì Đà là của nguyên cục tương xung với lưu Đà của đại hạn của cung Canh Thân (tài bạch), do đó tính cứng rắn hình khắc được phát động, hơn nữa còn đối củng với lưu Dương của đại hạn ở cung Nhâm Tuất, tính cứng rắn hình khắc càng mạnh thêm. Cung Bính Thìn là cung Tật Ách của đại hạn Tân Dậu, cho nên ta cần lưu ý xem trong hạn có vận xấu gì về phương diện cung Tật Ách hay không.

Sau khi tìm ra vận hạn tốt xấu, ta lại tìm cung vị tốt xấu của vận hạn này, để quyết định vận hạn này tốt thế nào, xấu thế nào, là quy tắc 3 của phép quan sát các sao.

Đến đây ta quay trở lại cung Đinh Tị (cung nô) của nguyên cục được xem là xấu nhất, cung vị này là cung mệnh của lưu niên Nhâm Tuất, có “Liêm trinh Thiên phủ” và Thiên hình đồng độ, lại có lưu Dương của đại hạn và lưu Đà của lưu niên bay vào. Hai lưu diệu này chia ra cùng hội chiếu với Kình dương và Đà la của mệnh bàn gốc, sức mạnh hai bên mạnh thêm. Càng xấu hơn là, vào năm Nhâm Tuất có Vũ khúc hóa Kị ở cung Giáp Dần đến hội chiếu; toàn bộ tinh hệ ở cung mệnh của lưu niên biểu thị có tổn thương thuộc kim. Sau khi tìm ra cung vị xấu nhất của đại hạn, tiếp theo là tìm lưu niên xấu, là quy tắc 4 của phép quan sát các sao.

Rồi ta lại truy tìm tiếp, xem năm Quý Hợi kế tiếp ở cung Tật Ách, là năm bị Văn xương lưu Hóa Kị của cung Kỷ Mùi, và Thiên cơ hóa Kị của cung Đinh Tị hội chiếu. Cung Mậu Ngọ là cung Tật Ách của lưu niên, có Tử vi và Kình dương đồng độ, Kình dương này bị Kình dương của đại hạn xung động, hội hợp với “Liêm trinh Thiên phủ” và Thiên hình của cung Nhâm Tuất, còn bị Tham lang hóa Kị của lưu niên tương xung, thêm vào đó còn có Thiên Hư và Thiên Khốc đồng độ, lại hội Địa kiếp của cung Giáp Dần. Cho nên có thể luận đoán, mệnh tạo vào năm Quý Hợi phải bị phẫu thuật. Sau khi tìm ra sự kiện, tiếp tục truy xét của năm kế tiếp, là quy tắc 5 của phép quan sát các sao

Sau đây ta tiếp tục phân tích một tinh bàn của nam mệnh làm ví dụ.

Dương nam, Thủy nhị cục, Mệnh chủ Tham lang, Thân chủ Hỏa tinh.

Mệnh bàn nguyên cục:

– Cung mệnh lập tại cung Quý Hợi, có Thiên cơ (Hóa Kị) Hỏa tinh, Thiên tài, Thiên nguyệt, Lâm quan tọa thủ.

– Phụ mẫu lập tại cung Giáp Tý, có Tử vi ngộ Tiệt không, Vượng

– Phúc đức lập tại cung Ất Sửu, có Văn xương, Văn khúc, Thiên khôi, Thiên không, Tiệt không, Suy

– Điền trạch lập tại cung Giáp Dần, có Phá quân, Thiên mã, Địa không, Cô thần, Nguyệt giải, Thiên vu, Âm sát, Bệnh

– Sự nghiệp lập tại cung Ất Mão, vô chính diệu, có Thiên quan, Thiên phúc, Hồng loan, Thiên hình, Tử.

– Giao hữu lập tại cung Bính Thìn, có Thiên phủ, Liêm trinh, Đà la, Hữu bật, Hoa cái, Mộ.

– Thiên di lập tại cung Đinh Tị, có Thái âm, Lộc tồn, Thiên thọ, Kiếp sát, Phá toái, Nguyệt đức, Tuyệt

– Tật Ách lập tại cung Mậu Ngọ, có sao Tham lang (Hóa Lộc) Kình dương, Bát tọa, Tuần không, Thiên khốc, Thiên hư, Thai

– Tài bạch lập tại cung Kỷ Mùi, có Thiên đồng, Cự môn, Linh tinh, Thiên việt, Tam thai, Long đức, Dưỡng

– Tử tức lập tại cung Canh Thân, có Vũ khúc, Thiên tướng, Địa kiếp, Tam thai, Phỉ liêm, Trường sinh

– Phu thê lập tại cung Tân Dậu, có Thái dương, (Khoa) Thiên lương, Thiên hỉ, Hàm trì, Thiên đức, Mộc dục.

– Huynh đệ lập tại cung Nhâm Tuất, có Thất sát, Tả phụ, Phượng các, Ân quang, Thiên quý, Quả tú, Giải thần, Quan đới.

Mệnh bàn này, điều khiến ta chu ý nhất là cung Mệnh có Thiên cơ hóa Kị đồng độ với Hỏa tinh, nhưng cung Di (Đinh Tị) lại là Thái âm hóa Quyền đồng độ với Lộc tồn, vì vậy có thể luận đoán, mệnh tạo lợi về tiền tài nếu rời xa quê hương.

Nhưng Thái âm lạc hãm, hội Thái dương hóa Khoa ở cung Dậu cũng rơi vào nhược địa, thêm vào đó còn bị tinh hệ “Thái dương Thiên lương” ở Dậu và Thiên cơ ở Hợi xung chiếu, cung Sửu hội hợp lại vô chính diệu, phải mượn “Thiên đồng Cự môn”, Linh tinh, Thiên việt của cung Mùi để “an sao nhập cung” cho cung Sửu. Vì vậy có thể luận đoán mệnh tạo ở nơi xa, tuy có thể phát tài, nhưng điều tiếng thị phi, thậm chí phạm pháp.

Vận trình sáng sủa nhất là từ 32 đến 41 tuổi vào đại hạn Giáp Dần, cung Di của đại hạn này là cung Canh Thân có Vũ khúc hóa Khoa, cung mệnh của đại hạn này là cung Giáp Dần có Thiên mã có lưu Lộc tồn của đại hạn, thành cách “Lộc Mã giao trì”, lưu Lộc còn xung động Tham lang hóa Lộc của cung Ngọ, vì vậy trong đại hạn này mệnh tạo có thể phát tài ở nơi xa.

Nhưng cũng trong đại hạn này, cung Phụ mẫu của đại hạn (cung Ất Mão) vô chính diệu, phải mượn thái dương hóa Kị (vốn là hóa Khoa) và Thiên lương để theo phép “an sao nhập cung” cho cung Phụ mẫu, dẫn đến tình hình có lưu Dương và Thiên hình đồng độ, cho nên không những chủ về cha mất trong hạn này, hơn nữa, lưu niên đến hai cung Mão và Dậu còn sợ rằng sẽ có sự cố phạm pháp.

Năm Canh Thân 1980 cung mệnh của lưu niên này có Vũ khúc (đại hạn thì hóa Khoa, lưu niên thì hóa Quyền), có Thiên tướng và Lộc tồn của lưu niên đồng độ, thêm vào đó, cung Di của lưu niên lại có Thiên Mã của lưu niên bay vào, thành cách lưỡng trùng “Lộc Mã giao trì”, vì vậy chủ về năm đó thu hoạch rất khá.

Nhưng năm kế tiếp, cung mệnh lưu niên tới cung Tân Dậu có Thái dương (đại hạn thì Hóa Kị) và Thiên lương, hội hợp Văn khúc (lưu niên thì Hóa Khoa) và Văn Xương (lưu niên thì Hóa Kị) của cung Sửu, lại hội hợp với Thiên đồng và Cự môn (lưu niên thì Hóa Lộc) mượn của cung Mùi để an sao, còn hội hợp với Thái âm hóa Quyền và Lộc tồn của tinh bàn gốc. Ta nên chú ý cung Dậu, có lưu Dương lưu Đà của đại hạn cùng chiếu, thêm vào đó còn có Thiên hình từ cung Mão và Kiếp sát từ cung Tị đến hội. Cho nên năm đó (1981), tuy có Lộc tồn của lưu niên xung khởi Lộc tồn của tinh bàn gốc, nhưng vẫn chủ về có dính dáng đến pháp luật, kiện tụng và phá tài.

Đến năm Ất Sửu, cung mệnh lưu niên là cung Sửu vô chính diệu, mượn “Thiên đồng Cự môn” và Linh tinh, Thiên việt của đối cung để nhập cung, lại có Đà la của đại hạn đồng độ, rồi lại hội hợp với Thái âm lạc hãm (lưu niên thì Hóa Kị) và Thái dương (đại hạn thì Hóa Kị), vì vậy mà bị cuốn vào vòng thị phi, bất hòa, tranh chấp.

Tương lai đến năm Đinh Mão, cung mệnh lưu niên là cung Mão, vẫn là cung vô chính diệu, lại mượn Thái dương hóa Kị từ cung Dậu là đối cung, để “an sao nhập cung” cho cung Mão, lại hội hợp với Cự môn (lưu niên thì Hóa Lộc) và Thiên cơ hóa Kị, mà còn kèm theo Đà la của lưu niên, nguyên cục lại có Hỏa tinh, Linh tinh cùng chiếu, lại gặp thêm các sao hung Thiên hình, Đại hao, Thiên nguyệt, nên cẩn thận, nếu không e rằng sẽ vì phạm pháp mà phá tài lớn.

Ghi chú về phép định Tiểu hạn

Tiểu hạn là chủ về Cát – Hung của một năm. Do phái Trung Châu không dùng Tiểu hạn, mà chỉ dùng Lưu niên để luận đoán, nên tôi không trình bày phép định Tiểu hạn trong chương này.

3)- Cách luận đoán Lưu nguyệt

Dùng Đẩu Số để luận đoán Lộc Mệnh, không nên thường xuyên luận đoán cát – hung của lưu Nguyệt, bởi vì quá tỉ mỉ, bất kể cát hay hung cũng đều sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của mệnh tạo. Nhưng cũng có một số tình huống, thí dụ như năm đó dễ xảy ra tai nạn giao thông, thì tốt nhất là luận đoán lưu Nguyệt để trợ giúp thêm, xem vào tháng nào có hung hiểm để cố tránh đi xa bằng xe cộ. Bởi vì trên thực tế khó mà hoàn toàn không đi xa trong vòng một năm, cho nên luận đoán lưu Nguyệt để bổ trợ.

Đơn cử một ví dụ:

Mệnh tạo bị tai nạn giao thông, vì vậy mà gãy xương, Vương Đình Chi tôi căn cứ vào mệnh bàn để truy tìm điềm báo của sự cố:

Âm nữ, Thủy nhị cục, Mệnh chủ Cự môn, Thân chủ Thiên cơ.

Mệnh lập tại cung Ngọ, có Cự môn (hóa Kị), Lộc tồn tọa thủ

Vào tháng 5 năm Ất Mão 1975, cung mệnh của đại hạn ở cung Mậu Thân, có “Thiên đồng Thiên lương” đồng độ, có Địa không và Địa kiếp đối củng, hội hợp Thiên cơ, Hỏa tinh ở cung Nhâm Tý (vốn là hóa Khoa, đại vận thì hóa Kị), với Thái âm (hóa Lộc) Thiên hình đồng độ ở cung Giáp Thìn.

Cung Di của lưu niên ở Giáp Dần vô chính diệu, mượn sao của cung Mậu Thân để “an sao nhập cung”, biến thành Địa không và Địa kiếp đồng cung (cung Dần) hội hợp với Cự môn hóa Kị (còn gọi là “Kình Đà giáp Kị”), còn hội hợp với Thái dương lạc hãm ở cung Canh Tuất.

Kết cấu của tinh hệ đã hiển thị điềm hung hiểm trong đại hạn này, vì vậy cần phải tìm năm nào xảy ra.

Mệnh tạo vào năm Tân Hợi 1971 và năm Quý Sửu 1973 đều đã từng lái xe đi xa, nhưng chưa bị thương gì (bạn đọc thử luận đoán xem tại sao). Nhưng đến năm Ất Mão 1975, cung mệnh của lưu niên ở cung Ất Mão, trùng hợp với tình hình Kình dương của lưu niên và Đà la của lưu niên giáp cung (tuy chẳng phải “giáp Kị”, nhưng do Thiên phủ ở cung Mão không hóa Kị, nên cũng thuộc tính chất không cát tường), hội cung Hợi vô tính diệu, nên mượn “Liêm trinh Tham lang” của cung Tị để an sao, hai sao lại bị lưu Dương và lưu Đà của đại hạn giáp cung. Ngoài ra, ở đối cung là cung Dậu có “Vũ khúc Thất sát”, cung Mùi là Thiên tướng của “Hình Kị giáp ấn”.

Điều xấu nhất là, cung Tật Ách của lưu Niên bay đến cung Tuất có Thái dương lạc hãm ở đây, tương chiếu Thái âm (vốn gốc hóa Lộc, lưu Niên thì hóa Kị), Đà la của đại hạn, Kình dương của lưu Niên và Thiên hình; hội hợp với “Thiên đồng Thiên lương”, Đà la của lưu niên ở cung Dần, và hội hợp với Cự môn hóa Kị (Hóa Kị này xung khởi Thiên cơ hóa Kị của đại hạn) và lưu Dương của đại hạn ở cung Ngọ. Các sao sát – kị đều nặng, nên năm đó chủ về có tai nạn.

Sau đó mới xem đến lưu Nguyệt.

Năm Mão, Đẩu Quân tại cung Hợi, tức tháng Giêng khởi từ cung Hợi, đến tháng Năm thì cung mệnh của lưu Nguyệt đến cung Mão, tức là trùng với cung mệnh của lưu Niên. Tính phép độn can, năm Ất Mão khởi Mậu Dần (tháng Giêng), tháng Năm thì can chi của cung mệnh là Nhâm Ngọ, vì vậy cung Di có Vũ khúc Hóa Kị (cung Dậu), cung mệnh của lưu Nguyệt lại có Kình Đà của lưu Niên giáp cung, hơn nữa Kình Đà của lưu Nguyệt còn xung khởi Đà la Kình dương của lưu Niên, xung khởi Đà la Kình dương của đại hạn, toàn bộ đồng loạt bắn vào cung Tật Ách của lưu Nguyệt ở cung Tuất. Cung Tuất còn bị Đà la của lưu Nguyệt đối nhau với Thiên hình ở cung Thìn, còn bị Thái âm hóa Kị từ cung Thìn vây chiếu. Do đó luận đoán vào tháng 5 mà xuất hành sẽ có hung hiểm.

Vũ khúc hóa Kị và Thất sát đồng độ ở cung Di (dậu) đã hiển thị tính chất bị thương tổn thuộc Kim.

Từ ví dụ này có thể biết, muốn luận đoán lưu Nguyệt, cần phải bắt đầu tìm từ đại hạn, sau đó tìm lưu Niên, tiếp sau đó rồi tìm lưu Nguyệt, thì mới có ý nghĩa ứng dụng thực tế. Bởi vì, mục đích luận đoán lưu Nguyệt chỉ là trợ giúp trong việc “xu cát tị hung”. Nếu cứ tìm loạn xạ một tháng để luận đoán, do không có mục đích nên quá mông lung, sẽ dễ lạc vào mê cung.

Ta lại xem thêm một ví dụ khác như sau:

Thêm một ví dụ về Cách luận đoán lưu nguyệt

Bé gái sinh năm Nhâm Tuất 1982, dương nữ, Thổ ngũ cục, Mệnh chủ Lộc tồn, Thân chủ Văn xương.

– Mệnh lập tại cung Kỷ Dậu, có Vũ khúc (khóa Kị), Thất sát

– Năm kế tiếp mắc bệnh không thuyên giảm, cha mẹ của bé gái mời Vương Đình Chi luận đoán. Vương Đình Chi cho rằng: có thể đường hô hấp có khối u, khuyên nên mời bác sỹ chuyên khoa kiểm tra thật kỹ lưỡng. Cha mẹ liền mang bé gái nhập viện kiểm tra, đã chứng thực là khí quản có khối u, may mà chưa ác hóa, có hy vọng trị khỏi.

– Cung Tật Ách mệnh bàn này là Thái âm tọa thủ tại cung Giáp Thìn, nhưng có tứ sát Linh tinh, Kình dương ở Điền trạch cư Tý hội chiếu, mắc bệnh là điều không còn nghi ngờ, vấn đề là mắc bệnh gì. Thái âm vốn chủ về bệnh âm phần hao tổn, nhưng cung Tật Ách của mệnh bàn nhiều lúc chẳng hiện thị bệnh tật khi còn bé, trái lại, có thể thấy ở cung mệnh.

– Một tuổi chưa vào hạn cung Dậu trong tinh bàn, lưu Niên Nhâm Tuất Vũ khúc hóa Kị ở tiểu hạn một tuổi (tức cung mệnh của thiên bàn), cho nên luận đoán là đường hô hấp có khối u.

– Hạn 2 tuổi của bé gái ở cung Tài bạch tại cung Ất Tị, là năm Quý Hợi, gặp Kình Đà của lưu Niên của tam phương hội chiếu tiểu hạn tại cung Ất Tị, trong cung Tị lại có Tham lang hóa thành sao Kị, còn hội hợp với tạp diệu Thiên hình ở Sửu, Kiếp sát, Đại hao, chủ về mắc bệnh có tính chất hao tổn. Trong thực tế, năm đó bé gái tiếp nhận xạ trị, thể chất đương nhiên bị hao tổn.

– Hạn 3 tuổi ở cung Tật ách tại Thìn, lưu Niên là năm Giáp Tý, trong hạn Thái âm tọa thủ mà có Thái dương hóa Kị tại Tuất vậy chiếu, còn có tứ sát tinh cùng chiếu, bệnh tình rất nguy hiểm, sau may mắn có thể vượt qua là nhờ sức của Thiên lương và Hoa cái hội chiếu. Hơn nữa, Kình Đà của thiên bàn chưa bị Kình Đà của lưu Niên xung khởi, sức ảnh hưởng chưa mạnh mà thôi.

– Đến hạn 4 tuổi dần dần khởi sắc, được Thiên thọ vậy chiếu nên không có tai biến gì. Mệnh này rát khó xác định có yểu mạng hay không, bởi vì có liên quan đến Tổ đức, cha mẹ của bé gái đều đôn hậu hiền hành, nên đại hạn lúc 3 tuổi đã an nhiên vượt qua, có thể nói là sự may mắn trời ban

Phụ lục: phương pháp tính tiểu hạn cho trẻ con

Cách tính tuổi để khởi Đại hạn là căn cứ vào ngũ hành cục số, tối thiểu là thủy nhị cục hai tuổi mới vào vận, tối đa là hỏa lục cục phải sáu tuổi mới vào vận. Vì vậy từ lúc sinh ra cho tới khi vào vận có một khoảng trống, chúng ta phải lấy phương pháp tính tiểu hạn cho trẻ con để bổ xung.

Tính hạn của trẻ con tổng cộng có 6 cung, nhưng khi ứng dụng thì căn cứ vào tuổi khởi đại hạn để làm chuẩn, ví dụ 3 tuổi khởi vận thì chỉ đi 3 cung. Các cung tính hạn từ khi sinh ra cho tới khi vào đại hạn như sau:

– Một tuổi ở cung Mệnh

– Hai tuổi ở cung Tài bạch

– Ba tuổi ở cung Tật ách

– Bốn tuổi ở cung Phu thê

– Năm tuổi ở cung Phúc đức

– Sáu tuổi ở cung Sự nghiệp (quan lộc)

Khi xem tính hạn cho trẻ con, chỉ xem “tam phương tứ chính” của bản cung, không bày bố thêm 11 cung còn lại. Nói cách khác, chỉ luận đoán cung Mệnh (tức bản cung), không luận đoán kèm lục thân và hoàn cảnh xung quanh. Đây là chỗ giới hạn của phương pháp tính hạn cho trẻ con.

4)- Cách luận đoán lưu nhật

Vương Đình Chi không chủ trương luận đoán lưu Nhật, bởi vì “nước trong quá thì không có cá, người xét nét quá thì không có bạn”, không nên mang vận trình ra luận đoán quá chi li. Nhưng trong một số tình hình cá biệt, thì luận đoán lưu Nhật có lúc lại cần thiết. Ví dụ trường hợp luận đoán “tử kỳ” cho một người bệnh sắp chết, để gia đình chuẩn bị hậu sự, hoặc là Tháng có thể xảy ra tai nạn giao thông, mà có chuyện cần thiết nhất định phải đi, bất đắc dĩ không còn cách nào, buộc phải chọn Ngày để đi.

Luận đoán lưu Nhật là khởi ngày mồng 1 từ cung mệnh của lưu Nguyệt, ngày muốn luận đoán rơi vào cung vị nào đó, thì cung đó là cung mệnh của lưu Nhật, sau đó tham chiếu vạn niên lịch để tìm “can chi” ngày muốn luận đoán, thông qua can chi này để tính lưu diệu của lưu Nhật.

Ví dụ như tháng 4 cung mệnh (của lưu nguyệt) ở Tuất, tức là khởi ngày mồng 1 ở cung Tuất, đi thuận, nếu muốn tìm cung mệnh của lưu nhật ngày mồng 4, thì đếm thuận đến cung Sửu là được. Tra vạn liên lịch, tháng 4, năm Ất Sửu, can chi của ngày mồng 4 là ngày Nhâm Tuất, do đó lấy can chi “Nhâm Tuất” để tìm lưu diệu, như Thiên lương hóa Lộc, Tử vi hóa Quyền, Thiên phủ hóa Khoa, Vũ khúc hóa Kị, Lộc tồn ở cung Hợi, Mã nhật ở cung Thân,.v.v…

Nếu có tháng Nhuận, thì lấy nửa tháng đầu tính thuộc tháng trước, nửa tháng cuối tính thuộc tháng sau. Lưu nhật thì vẫn luân chuyển theo chiều thuận. Năm Giáp Tý đó Nhuận tháng Mười, từ ngày mông 1 đến ngày 15 của tháng 10 nhuận là thuộc tháng Mười, từ ngày 16 đến ngày 29 của tháng 10 nhuận là thuộc tháng 11.

Ví dụ như lưu nguyệt tháng 10 ở cung Dậu, tức cung này khởi ngày mồng 1 đếm thuận đến ngày 13 và ngày 25 thì trở về cung Dậu, đến cung Dần là ngày 30, vẫn đếm tiếp theo chiều thuận đến ngày mồng 1 của tháng 10 nhuận, tức là cung Mão làm cung mệnh của ngày mồng 1 tháng 10 nhuận. Muốn an lưu diệu thì phải tra vạn niên lịch để biết ngày mồng 1 là ngày Tân Dậu, vì vậy lấy can chi Tân Dậu để tra lưu diệu.

Còn ngày 16 của tháng 10 nhuận, thì khởi từ cung mệnh của tháng 11, tức là cung Tuất, đi theo chiều thuận. Lưu nguyệt dùng can chi của tháng 11, tức tháng Bính Tý, đối với lưu nhật đương nhiên vẫn dùng can chi của ngày đó.

Đơn cử một nhật bàn làm thí dụ:

– Dương nữ, mộc tam cục, Mệnh chủ Vũ khúc, Thân chủ thiên tướng.

– Mệnh lập tại cung Mậu Tuất, có Liêm trinh (hóa Kị) Thiên phủ

– Phụ mẫu tại cung Kỷ Hợi, có Thái âm, Thiên khôi, Thiên hỉ

– Phúc đức tại cung Canh Tý, có Tham lang, Văn khúc

– Điền trạch tại cung Tân Sửu, có Thiên đồng (hóa Lộc), Cự môn, Thiên hình, Phá toái.

– Sự nghiệp tại cung Canh Dần, có Vũ khúc, Thiên tướng, Đài phụ, Long trì

– Giao hữu tại cung Tân Mão, có Thái dương, Thiên lương, Địa không

– Thiên di tại cung Nhâm Thìn, có Thất sát, Đà la, Thiên hư

– Tật ách tại cung Quý Tị, có Thiên ơ, Lộc tồn, Đại hao, Thiên vu, Thiên diêu, Hồng loan

– Tài bạch tại cung Giáp Ngọ, có Tử vi, Hữu bật, Linh tinh, Kình dương

– Tử tức tại Ất Mùi, có Thiên nguyệt, Địa kiếp

– Phu thê tại cung Bính Thân, có Phá quân, Tả phụ, Thiên mã, Thiên khốc

– Huynh đệ tại cung Đinh Dậu, có Hỏa tinh, Thiên việt

Đương số đang ở trong đại hạn Ất Mùi, cung Mùi vô chính diệu, mượn các sao của cung Sửu để an. thế là biến thành Thiên hình và Thiên nguyệt đồng độ, có Địa kiếp và Địa không tương hội

Thiên đồng và Cự môn chủ về bệnh liên quan đến thần kinh cột sống. Cho nên trong đại hạn này, mệnh tạo có thể mắc bệnh này, mà còn là mãn tính. Bởi vì Thiên hình và Thiên nguyệt là điềm bệnh tật triền miên, kéo dài khiến cho người bệnh giống như bị tra tấn. Có Thái dương và Thiên lương hội hợp, làm mạnh thêm tính chất này.

Tra lưu niên, đến năm Nhâm Tuất, cung mệnh của lưu niên ở Tuất, có Liêm trinh hóa Kị hội Vũ khúc (lưu niên thì hóa Kị) ở Dần, Đà là của lưu niên bay vào cung Tuất, xung động Đà la và lưu Dương của đại hạn ở cung Thìn, còn xung động cả lưu Đà của đại hạn. Lại còn gặp Kình dương của lưu niên ở cung Tý và lưu Đà của đại hạn ở cung Dần, lại xung khởi Kình dương Linh tinh ở cung Ngọ đến hội, cho nên có thể đoán định năm đó ắt sẽ có tai ách.

Tính chất của Tai ách là gì? Do vũ khúc hóa Kị xung khởi Liêm trinh hóa Kị, thông thường đều chủ về tai nạn chảy máu, có điều, năm đó cung Thiên di (Nhâm Thìn) là Thất sát tọa thủ, nên không phải tai ách chảy máu ở nơi khác.

Có nhiều loại tai ách chảy máu, nữ mệnh có thể là đường sinh dục, trụy thai, cũng có thể là vết thương có mủ, đương nhiên cũng có thể là bị thương do kim loại. Thế là phải truy tìm đến cung Tật ách của lưu niên.

Cung Tật ách của lưu niên ở cung Quý Tị, có Thiên cơ tọa thủ, bị hai sao Kình dương đều xung động giáp cung, và Thái âm hóa Kị ở Hợi xung chiếu, chủ về tổn thương, Thái âm và Thiên cơ tương hội, chủ về bệnh liên quan đến hệ thần kinh, còn tương hội với tinh hệ “Thiên đồng Cự môn” và Thiên hình ở cung Sửu, lại hội hợp với “Thái dương Thiên lương” mượn ở cung Mão nhập cung Dậu, dó đó có thể đoán định là bị thương bát ngờ gây ảnh hưởng đến thần kinh cột sống.

Tra đến lưu nguyệt, năm Nhâm Tuấtm tháng Giêng khởi Nhâm Dần, mà Đẩu quân năm Tuất cũng trùng hợp ở cung Dần, cho nên lấy cung Dần làm cung mệnh của lưu nguyệt.

Tháng Nhâm Dần thì vũ khúc lại hóa Kị, trùng điệp với niên hóa Kị, sức mạnh rất lớn, lại tương hội với niên Đà, nguyệt Đà của cung Tuất, còn tương hội với Kình dương và Linh tinh ở cung Ngọ (tam phương tứ chính của hai sao này bị vận Đà, niên Đà, nguyệt Đà, niên Dương, nguyệt Dương xung khởi, nên tuy là Kình dương và Linh tinh của nguyên cục, nhưng vẫn có tác dụng v[í lưu nguyệt của cung mệnh), vì vậy có thể đoán vận trình của tháng này không được tốt.

Tra lưu nhật đến ngày mồng 5 là ngày Nhâm Tý, cung mệnh của lưu nhật ở cung Ngọ, vì can của ngày là Nhâm, nên vũ khúc của cung Dần lại hóa Kị lần nữa, thành Vũ khúc ba lần hóa Kị, xung động Liêm trinh hóa Kị ở cung Tuất. Ở tam phương tứ chính tổng cộng gặp 8 sát tinh Kình dương Đà la và Linh tinh, cực kỳ nghiêm trọng.

Thêm vào đó, cung Tật ách của lưu nhật, là cung Sửu có “Thiên đồng Cự môn” và Thiên hình, còn bị lưu nhật hóa Kị và lưu nhật Kình dương giáp cung. Vì vậy ngày hôm đó (ngày 5 tháng Giêng, năm Nhâm Tuất 1982) khó tránh tai nạn giao thông, chảy máu, gãy xương, sau trị khỏi vẫn còn bị tổn thương thần kinh cột sống, phải vật lý trị liệu.

Người phụ nữ này sau khi bị tổn thương, ảnh hưởng đến sinh hoạt tính dục, chồng vì vậy mà thay đổi, đến năm 1985 Ất Sửu có nguy cơ phải ly hôn. Bạn đọc thử xem xét cung Phu của bà ta từ lưu niên Nhâm Tuất xem sao.

5)- Cách luận đoán lưu thời

Tử Vi Đẩu Số tuy có phương pháp luận đoán “lưu thời”, nhưng khi luận đoán lưu thời, sẽ rơi vào tình trạng chi ly thái quá, nên phái Trung Châu ít dùng đến.

Phép tính lưu thời là khởi cung mệnh của giờ Tý ở cung Tý, khởi cung mệnh của giờ Sửu ở cung Sửu,.v.v… đến khởi cung mệnh của giờ Hợi ở cung Hợi. Nhưng can chi thì dùng ngũ hổ độn như sau: (nên viết là Ngũ thử)

– Ngày Giáp Kỷ khởi giờ Giáp Tý

– Ngày Ất Canh khởi giờ Bính Tý

– Ngày Bính Tân khởi giờ Mậu Tý

– Ngày Đinh Nhâm khởi giờ Canh Tý

– Ngày Mậu Quý khởi giờ Nhân Tý

Như đối với ví dụ trên, ngày Nhâm Tý khởi giờ Canh Tý, đến giờ Ngọ độn can là Bính, cung mệnh của lưu thời ở Ngọ, có Liêm trinh hóa Kị, còn có Kình dương bay vào cung mệnh, cho nên tai nạn giao thông xảy ra vào lúc 12 giờ 20 phút, là thuộc giờ Ngọ.

Comments

comments

Chuyên mục: Tử Vi

0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder
Chat Zalo

0975566641